(TNO) Đài quan sát thiên văn sắp xây dựng ở châu u có kích thước khổng lồ, buộc các kỹ sư phải cho nổ tung một đỉnh núi mới đủ chỗ xây dựng.
|
Thông thường, các đỉnh núi bị san bằng vì mục đích khai thác mỏ, và Nam Mỹ không thiếu những quả núi “mất đầu” để phục vụ nhu cầu cung cấp khoáng sản đồng, sắt và những kim loại đất hiếm cho phần còn lại của thế giới.
Tuy nhiên, vào ngày 20.6, đỉnh của quả núi Armazones cao khoảng 3.000 m thuộc dải Andes của Chile, đã bị cho nổ tung, dọn quang tầm nhìn để các nhà khoa học có thể quan sát tốt bầu trời đêm.
Tổng cộng hơn 300.000 tấn m3 đất đá ở đỉnh núi đã bị xúc đi, mở đường cho dự án của Đài Quan sát Nam u (ESO) với hạng mục chính là tấm gương có đường kính 39 m, phần trung tâm của công trình là kính viễn vọng quang học/cận hồng ngoại lớn nhất thế giới.
Dự kiến, kính viễn vọng mới của ESO sẽ được khai trương vào năm 2023, mở rộng tầm nhìn vào vũ trụ cho giới thiên văn, đặc biệt hỗ trợ cho những sứ mệnh nghiên cứu vũ trụ sơ khai.
“Đài quan sát E-ELT sẽ cho phép con người thọc sâu vào không gian, đi ngược thời gian và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về vũ trụ so với bất kỳ kính viễn vọng hồng ngoại nào khác trên thế giới”, theo Space.com dẫn lời tiến sĩ Aprajita Verma, chịu trách nhiệm dẫn đầu dự án.
Hạo Nhiên
>> Kính thiên văn xưa nhất thế giới
>> Cả thành phố là lịch thiên văn
>> Đổ gương cho kính thiên văn khổng lồ
>> Đưa kính thiên văn lên mặt trăng
>> Giải mã sự kiện thiên văn độc đáo
>> Kính sát tròng "thiên văn
Bình luận (0)