Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sang, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên TP.HCM, khuyên: “Đôi khi chúng ta cũng nên chấp nhận làm những công việc mà ngay chính bản thân mình và gia đình không ưa thích nhưng nó có thể nuôi sống bản thân mình trước đã. Nói chung là 'lấy ngắn nuôi dài', mình phải 'trả phí' để đổi lấy kinh nghiệm từ đó tìm cơ hội mới”.
Ở TP.HCM, nếu bạn chọn lựa cho mình một việc làm phù hợp theo sở thích ở thời điểm hiện tại nhưng đúng mong muốn là điều không dễ, nhưng tìm một công việc để tự nuôi sống bản thân thì không khó. Nhiều người vẫn còn ý nghĩ hễ học gì thì phải làm một công việc tương xứng với ngành học đó. Cũng chính vì cái suy nghĩ ấy đã trở thành rào cản rất lớn khiến nhiều bạn trẻ khó bắt đầu từ những việc không đúng chuyên môn”.
tin liên quan
Nỗi lòng người từng… thất nghiệpCách đây một năm, tôi cũng mang tâm trạng rối bời khi vừa mới tốt nghiệp đi tìm việc làm.
Còn ông Nguyễn Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị viễn thông Lê Nguyễn, Q.Tân Bình, TP.HCM, cho rằng phần lớn thất nghiệp là do các bạn trẻ thiếu kỹ năng sống, ngại va chạm và hầu như không có kinh nghiệm bươn chải khi còn là sinh viên. Những kiến thức trên sách vở dường như đã được lập trình sẵn, các bạn cứ chăm bẵm vào đó để học và cứ nghĩ là đủ và luôn mơ về một tương lai tươi sáng, một vị trí cao sang sau khi ra trường.
Để khắc phục điều này, đơn giản là bạn hãy lăn vào làm những công việc không tên để nuôi sống bản thân và tích lũy kinh nghiệm. Đừng bao giờ nghĩ mình đang theo học ở những ngôi trường danh tiếng hay ngành học thời thượng thì khi ra trường sẽ tìm được công việc ngay. Điều quan trọng là khi chưa tìm được việc làm thì bạn càng phải quyết tâm và nỗ lực nhiều hơn nữa mới mong sớm tìm được cơ hội.
Bình luận (0)