Nhưng sự kỳ vọng đó đang bị đảo lộn khi phụ nữ ngày càng vươn lên trong các công ty và có nhiều đàn ông ở nhà hơn, theo Mbg.
Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) báo cáo rằng vào năm 1980 chỉ có 13% phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn chồng, nhưng đến năm 2017, con số này đã lên đến 33%. Trong khi đây là tiến bộ đáng mừng, một nghiên cứu mới cho thấy đó có thể là nỗi tổn thương đối với một số nam giới.
Nghiên cứu gần đây được công bố trên Bản tin Tâm lý Xã hội và Tính cách, do các nhà khoa học từ Đại học Bath (Anh) thực hiện, đã khảo sát 6.000 cặp vợ chồng người Mỹ trong hơn 15 năm và kiểm tra mức độ căng thẳng của người chồng khi so sánh thu nhập với vợ.
Kết quả thật bất ngờ, hóa ra nhiều đàn ông không muốn vợ chỉ ở nhà nội trợ, nhưng cũng có nhiều người không muốn vợ làm quá nhiều.
Nghiên cứu cho thấy nam giới ít bị căng thẳng nhất khi vợ kiếm được 40% trong số tổng thu nhập của gia đình, theo Mbg.
Nhưng nếu vợ kiếm được nhiều hơn hoặc ít hơn mức này thì các đấng ông chồng lại căng thẳng nhiều hơn.
Mặt khác, phụ nữ tin rằng chồng ít bị căng thẳng nhất khi thu nhập của hai vợ chồng ngang bằng nhau.
Đặc biệt, kết quả cho thấy, thu nhập của vợ càng cao hơn mức 40% bao nhiêu thì chồng càng căng thẳng bấy nhiêu.
Và các đấng trượng phu sẽ căng thẳng nhất khi họ hoàn toàn phụ thuộc kinh tế vào vợ.
Việc chồng cảm thấy thoải mái nhất khi phụ nữ kiếm được ít tiền hơn họ, cho thấy quan niệm về vai trò trụ cột gia đình của các đấng mày râu đã ăn sâu đến cỡ nào.
Nam tính mạnh mẽ kết hợp với quan niệm cổ hũ về vai trò trụ cột của nam giới khiến đàn ông có thể gặp nhiều khó khăn về tâm lý nếu họ kiếm được ít tiền hơn vợ hoặc phụ thuộc tài chính vào vợ, theo Mbg.
Đây là phát hiện có ý nghĩa trong việc quản lý sức khỏe tâm thần của nam giới và hiểu biết xã hội về nam tính, tiến sĩ Joanna Syrda, nhà kinh tế tại Đại học Bath (Anh), người dẫn đầu nghiên cứu, giải thích trong một bản tin mới.
Nghiên cứu này cho thấy mọi người phải chịu đựng vì quan niệm đã ăn sâu - về việc ai nên làm gì trong gia đình này. Trong khi nghiên cứu trước đây chứng minh rằng phụ nữ không nên làm quá nhiều và không nên soán ngôi vai trò trụ cột của chồng, thì nghiên cứu này cho thấy, nam giới với nam tính mạnh mẽ sẽ cảm thấy chán nản và thất bại nếu vợ làm tru cột gia đình.
Và việc căng thẳng dai dẳng có thể dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe, thậm chí gây ra bệnh tật và các vấn đề về tinh thần, cảm xúc và xã hội.
Tiến sĩ Joanna Syrda nói thêm rằng những khuôn mẫu nam tính mạnh mẽ mà đàn ông được huấn luyện phải có, có thể khiến họ khó chấp nhận rằng họ cần được chăm sóc, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe tâm thần, bởi vì đàn ông thường được huấn luyện phải che giấu tình cảm.
Bằng cách thực hiện phương pháp chăm sóc phù hợp và không tuyên truyền các định kiến về giới có hại này, nam giới có thể được chăm sóc khi họ cần, phụ nữ có thể phát huy hết khả năng của mình mà không cảm thấy có tội, và các cặp vợ chồng có thể tận hưởng tất cả lợi ích của một gia đình bình đẳng, theo Mbg.
Bình luận (0)