Phát hiện mới về tế bào Kupffer: 'Thủ phạm' gây ra nhiều tổn thương gan nguy hiểm

13/05/2016 08:00 GMT+7

Tùy vào mức độ cũng như tính chất của các chất gây viêm do Kupffer "nổi loạn" phóng thích ra, gan sẽ bị tác động dẫn đến các tình trạng bệnh lý tương ứng như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.

“Kẻ phá hoại giấu mặt” của gan
       
PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng- Trưởng khoa Tiêu hóa BV Đại học Y dược TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Gan mật TP HCM
Lâu nay, tế bào Kupffer - nằm ở xoang gan, nơi dẫn lưu máu ra-vào gan - thường chỉ được biết đến như một đại thực bào ở gan, giữ nhiệm vụ xử lý các vi khuẩn, hồng cầu chết hoặc chất lạ xâm nhập vào gan, tạo đáp ứng miễn dịch. Sự hiện diện của tế bào này được nhà khoa học Karl Wilhem Vin Kupffer mô tả lần đầu tiên vào năm 1876.
Tuy nhiên, theo PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng (Trưởng khoa Tiêu hóa BV Đại học Y dược TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Gan mật TP.HCM), trong những năm gần đây, qua nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ sinh học phân tử được đăng trên Tạp chí Tiêu hóa Thế giới (WJG) và Tập san Khoa học chuyên ngành Độc chất thuộc Đại học Oxford (Anh), các nhà khoa học đã có phát hiện hoàn toàn mới về tế bào Kupffer, đó là: khi tế bào này bị kích hoạt quá mức sẽ phóng thích các chất gây viêm làm tổn thương tế bào gan, dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm.
Cụ thể, khi các yếu tố độc hại có sẵn trong cơ thể hoặc xâm nhập từ ngoài vào gan, một mặt sẽ trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer hoạt động quá mức, khiến tế bào này phóng thích các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… làm tổn thương, hủy hoại tế bào gan. Mặt khác, các yếu tố độc hại khi đến gan để được khử độc, sẽ sản sinh ra các sản phẩm trung gian, tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer và như thế, càng khiến tế bào gan bị chết nhiều hơn, làm cho gan nhanh chóng suy yếu, hư tổn.
Thay đổi hoàn toàn quan niệm trong dự phòng và điều trị các bệnh gan
PGS Bùi Hữu Hoàng cho biết, với phát hiện mới về tác hại của Kupffer khi bị kích hoạt quá mức, các nhà khoa học đi sâu hơn khi nhận định, tùy vào mức độ cũng như tính chất của các chất gây viêm do Kupffer phóng thích ra, gan sẽ bị tác động theo nhiều cơ chế khác nhau, dẫn đến các tình trạng bệnh lý tương ứng như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan. Chẳng hạn, nếu chất gây viêm do Kupffer phóng thích ra chiếm “ưu thế” là TGF-β, sẽ kích hoạt tế bào hình sao ở gan tăng sinh mô sợi, gây xơ hóa gan…
Những phát hiện mới về sự “nổi loạn” của Kupffer trong cơ chế bệnh sinh các bệnh lý gan được đánh giá là bước đột phá của y học hiện đại, làm thay đổi hoàn toàn quan niệm lâu nay: thay vì chỉ “giải độc cho gan” khi gan đã bị nhiễm độc thì cần chủ động chống độc và tăng cường khả năng khử độc cho gan từ sớm. Và chìa khóa cho vấn đề này chính là kiểm soát tế bào Kupffer.
Giải pháp mới chủ động chống độc, bảo vệ gan
Trên cơ sở các phát hiện quan trọng về Kupffer, các nhà khoa học thế giới đã nhấn mạnh, việc kiểm soát tế bào này trước sự tấn công thường xuyên của các yếu tố độc hại có nguồn gốc nội, ngoại sinh chính là mục tiêu mới rất quan trọng trong dự phòng và điều trị các bệnh lý gan.
Qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra công thức kết hợp tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên, có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer tối ưu. Nghiên cứu cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum sau 6 tuần giúp kiểm soát tế bào Kupffer, giảm trên 50% các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin…; nhờ đó hạn chế được quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn chặn xơ gan. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần loại protein bảo vệ cơ thể Nrf2 chỉ sau 6 giờ, giúp kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại.
PGS Bùi Hữu Hoàng nhấn mạnh: “Như vậy, chủ động chống độc, bảo vệ gan, hạn chế gan mắc bệnh bằng cách kiểm soát hiểu quả tế bào Kupffer… được xem là giải pháp dự phòng và điều trị từ gốc, là bước đột phá của y học hiện đại”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.