Theo Đài phát thanh Mỹ NPR (National Public Radio), nhà sản xuất vòng tay theo dõi sức khỏe Jawbone (gọi tắt là UP) vừa công bố một nghiên cứu về thói quen ngủ của hàng ngàn sinh viên từ 18 - 22 tuổi, ở các trường đại học.
Nghiên cứu thực hiện ở 100 trường đại học, bao gồm 1,4 triệu giấc ngủ đêm. Nghiên cứu này phát hiện một số điều thú vị về chuyện ngủ của sinh viên:
Sinh viên không bị thiếu ngủ như chúng ta vẫn nghĩ
Giấc ngủ trung bình của hầu hết sinh viên là 7 tiếng 3 phút mỗi ngày trong tuần và 7 tiếng 38 phút một ngày vào cuối tuần.
Càng học hành vất vả, sinh viên càng thức khuya
Có sự tương quan rõ ràng giữa bảng xếp hạng các trường đại học với giờ đi ngủ của sinh viên. Cụ thể là bảng xếp hạng trường đại học tốt nhất ở Mỹ do Tạp chí U.S News & World Report công bố. Sinh viên tại các trường hàng đầu như Columbia, Stanford, MIT, Princeton và Brown, thường thức khuya đến 1 giờ sáng. Nhưng không có nghĩa là họ ngủ ít hơn các sinh viên trường khác, chỉ là họ sẽ ngủ bù vào ban ngày. Điều này cũng liên quan đến sự thông minh nói chung.
Nữ sinh ngủ sớm hơn nam sinh
Sinh viên nữ thường ngủ sớm và dậy sớm hơn nam sinh. Tổng số giờ ngủ của nữ sinh cũng nhiều hơn. Ví dụ như cuối tuần thì nữ sinh thức đến 1 giờ sáng trong khi nam sinh thức đến 1 giờ 45 phút sáng. Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, vì lý do sinh học mà phụ nữ thật sự cần ngủ nhiều hơn nam giới.
Sinh viên trường quân sự thường bị thiếu ngủ
Điều này không có gì gây ngạc nhiên khi sinh viên ở các trường, học viện quân sự quốc gia thường bị lôi ra khỏi giường sớm nhất. Sinh viên ở West Point, Học viện Hải quân, Học viện Cảnh sát biển và Học viện Không quân thường trong tình trạng thiếu ngủ.
Sinh viên thành phố thức khuya, ngủ ít
Sinh viên ở thành phố không bao giờ ngủ giống như sinh viên các trường khác như những điều ở trên. Như sinh viên Trường ĐH Columbia ở Manhattan đứng đầu bảng về việc thức khuya nhất và đứng thứ 3 trong số sinh viên các trường ngủ ít nhất.
7 tiếng mỗi đêm để ngủ các ngày trong tuần và ngủ thêm vào cuối tuần được coi là lành mạnh đối với người trẻ và người trưởng thành.
Những sinh viên ngủ không đủ giấc thường bị căng thẳng mức độ cao, gây ảnh hưởng đến việc học tập, sức khỏe, tinh thần,...
Giấc ngủ có tác động lớn đến việc học tập. Và giấc ngủ còn gây ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng nhận thức và mang lại nhiều hệ quả về lâu dài.
|
Bình luận (0)