Chị Thuyên hoàn thành món gửi cho shipper |
CAO AN BIÊN |
Con là gia tài lớn nhất
PV ghé quán ăn của chị Nguyễn Thị Hồng Thuyên (43 tuổi) ngay lúc chị đang tất bật chuẩn bị những đơn hàng cho khách mua mang về, đặt qua app sau khi TP.HCM trở lại bình thường mới sau nhiều tháng giãn cách. Trong căn nhà và cũng là quán ăn rộng chừng 20m2 trên đường Huỳnh Văn Bánh (Q.Phú Nhuận), thuê với giá 7 triệu đồng/tháng, người phụ nữ một mình cáng đáng tất cả công việc, từ sơ chế nguyên liệu, nấu nướng, đóng gói đến nhận đơn và thanh toán.
Thấm thoát đã gần 2 năm trôi qua kể từ ngày bỏ tiệm hủ tiếu Hồng Thy bán từ năm 1998 ở TP.Bến Tre lên TP.HCM lập nghiệp, chị không thấy tiếc nuối dù đó là gia sản cả tuổi thanh xuân gây dựng. Với người mẹ này, con gái là gia tài lớn nhất, nên để được ở gần con, mọi sự hy sinh đều xứng đáng.
Một mình chị Thuyên "bao hết" các công việc của quán, mỗi ngày chị thức từ 5 giờ để chuẩn bị |
cao an biên |
Vì thương con gái, người mẹ đơn thân bỏ hết sản nghiệp ở quê lên TP.HCM lập nghiệp cùng con |
CAO AN BIÊN |
12 năm trước, chị ly hôn chồng sau hơn chục năm chung sống, một mình nuôi con khôn lớn trưởng thành đến bây giờ. Hiện con gái chị đã 24 tuổi, có công việc ổn định ở TP.HCM, và là niềm tự hào của chị. Cuối 2019, khi con gái ngỏ ý mong chị Thuyên chuyển lên TP.HCM để con được ở gần mẹ, đề xuất mẹ mở quán để quảng bá cho ẩm thực miền Tây, chị không suy nghĩ gì nhiều. Chị bỏ quán ăn và 2 căn nhà dưới quê để lên với con.
VIDEO CLIP: Bí quyết giúp bà chủ quán hủ tiếu miền Tây tự tin khởi nghiệp ở Sài Gòn |
lÊ nAM |
Bà chủ thương shipper nhất Sài Gòn
Những ngày đầu mở bán, chị Thuyên chỉ nghĩ đơn giản là mình nấu ngon thì khách sẽ tìm tới. Thế nhưng suốt 1 tuần đầu, quán vắng khách vì chưa nhiều người biết. Để “lật ngược tình thế”, chị nghe lời con gái đưa quán lên đăng trên GoFood của ứng dụng Gojek. Chị bất ngờ khi thấy việc buôn bán của quán khởi sắc.
“Thời đại 4.0 rồi, mình phải theo xu hướng thì mới bán được hàng, chứ theo kiểu truyền thống ngồi chờ khách tới thì thua. Từ lúc làm đối tác với Gojek, đơn hàng tăng rất rất nhiều, quán cũng được người dân ở các quận khác biết tới. 90% doanh thu của quán đều là nhờ giao hàng qua app này”, chị cho biết.
“Thời đại 4.0 rồi, mình phải theo xu hướng thì mới bán được hàng, chứ theo kiểu truyền thống ngồi chờ khách tới thì thua. Từ lúc làm đối tác với Gojek, đơn hàng tăng rất rất nhiều, quán cũng được người dân ở các quận khác biết tới. 90% doanh thu của quán đều là nhờ giao hàng qua app này”, chị Thuyên
Từ lúc làm đối tác với Gojek, đơn hàng quán chị Thuyên tăng lên rất nhiều |
CAO AN BIÊN |
Mỗi phần ăn làm cho khách, chị đều dành tất cả tâm huyết của mình vào đó |
CAO AN BIÊN |
Để níu chân khách, chị Thuyên không ngừng học hỏi, lắng nghe phản hồi, thay đổi khẩu vị sao cho phù hợp với người ăn. Quán bán đủ món, từ hủ tiếu đến bún thịt xào, chân gà quai vạc..., nhưng khách chuộng nhất món hủ tiếu khô thập cẩm. Chị Thuyên tiết lộ hầu hết các nguyên liệu chính, từ sợi hủ tiếu đến thịt đều được gửi từ Bến Tre lên, được chế biến theo công thức riêng nên hương vị món ăn của quán không giống với bất kỳ đâu. Rau ăn kèm chị cũng cẩn thận lựa chọn nguồn nguyên liệu để đảm bảo tươi ngon, và cách pha nước chấm cũng là bí quyết giúp chị giữ chân khách.
Càng về chiều đơn hàng càng nhiều hơn, chủ quán vẫn phải tập trung làm từng phần để hủ tiếu mang về còn nóng hổi. Anh Nguyễn Chí Dũng (47 tuổi, Q.Phú Nhuận, tài xế Gojek) dừng xe trước quán, dõng dạc: “2 phần hủ tiếu khô thập cẩm nha”.
Anh Dũng làm shipper hơn 1 năm nay, mới trở lại với công việc vào ngày 1.10 khi TP.HCM bước vào “bình thường mới”. Anh cho biết, trước và sau dịch anh đều nhận nhiều đơn khách đặt món ở quán này, ai cũng phản hồi tốt. Nhắc tới chủ quán, anh kể: “Chỉ tốt bụng lắm, hồi đầu dịch tôi có đến nhận hàng, biết tôi khó khăn nên chỉ cũng cho chục ký gạo ăn. Thấy vui và ấm lòng”.
Chị Thuyên dành một tình cảm đặc biệt cho các tài xế công nghệ, thấy ai khó khăn chị cũng thường giúp đỡ |
CAO AN BIÊN |
Giao xong đơn hàng cho shipper đảm bảo 5K, chị vẫy tay chào không quên kèm theo lời cảm ơn. Chị Thuyên tâm sự chính nhờ những tài xế công nghệ mà món ăn của chị mới đến được với nhiều người, nhất là trong mùa dịch. Do đó, chị rất thương họ, thấy tài xế nào khó khăn chị cũng thường giúp đỡ một ít quà, tuy không nhiều nhưng là cả tấm lòng.
Khách tới mua 3 - 4 suất mỗi ngày
Anh Dũng rời đi chừng 5 phút thì anh Ngô Đức Khôi (23 tuổi, Q.Phú Nhuận) tiến lại quán gọi 1 phần hủ tiếu mang về. Anh cho biết mình là khách “ruột” của quán này hơn 1 năm nay, hầu như ngày nào cũng ghé ăn. “Hủ tiếu ở đây có hương vị đặc biệt không tìm thấy ở đâu được, tôi ăn cũng không ngán. Từ hồi chị chủ mở quán bán lại sau dịch, hầu như ngày nào tôi cũng ghé mua ăn, hôm kia còn mua 3 suất trong ngày”, anh cười nói.
Anh Quang Anh (26 tuổi, Q,Phú Nhuận) vừa ghé quán mua một phần mang về cũng cho biết anh “bị ghiền” quán của chị Thuyên nên ngày nào cũng mua 1 phần về ăn. Bên cạnh hương vị, sự thân thiện, xởi lởi của bà chủ cũng là điều khiến anh thích ghé nơi này thường xuyên. Anh nói tiếp: “Thấy nhiều tài xế Gojek ghé quán nên tôi cũng tò mò vào GoFood đặt thử, ai dè tiện ghê. Vậy nên ngày nào rảnh thì tôi ghé mua, bận thì đặt qua app. Giờ có Gojek nên cũng dễ, lúc nào muốn ăn là gọi thôi.”
Mới biết tới quán của chị Thuyên qua GoFood 1 tuần nay, ngày nào anh Quang Anh cũng ghé mua. |
cao an biên |
Về phần mình, chị Thuyên tâm sự nhờ có gian hàng trên GoFood mà quán của chị mới có thể trụ được qua nhiều mùa dịch. Thời gian tới, chị Thuyên dự định mở thêm 1 - 2 quán hủ tiếu ở các quận khác và tiếp tục làm đối tác Gojek để phát triển việc kinh doanh. Với sự giúp sức từ công nghệ, chị tự tin mình không cần phải băn khoăn về việc thuê mặt bằng phố lớn hay mất công mày mò tìm cách quảng bá, cứ duy trì được chất lượng là sẽ có khách hàng tìm đến ở trên app ngay.
“20.10 năm nay, tôi ước cho dịch bệnh sớm qua để không ai còn phải khổ, ước cho mọi người phụ nữ Việt Nam luôn hạnh phúc và trên hết, tôi mong được đoàn tụ với con gái đang kẹt ở Vũng Tàu 5 tháng qua chưa được về”, chủ quán thổ lộ.
Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10 trùng đúng vào sinh nhật chị Thuyên. “20.10 năm nay, tôi ước cho dịch bệnh sớm qua để không ai còn phải khổ, ước cho mọi người phụ nữ Việt Nam luôn hạnh phúc và trên hết, tôi mong được đoàn tụ với con gái đang kẹt ở Vũng Tàu 5 tháng qua chưa được về”. Cầu mong cho điều ước giản dị của người phụ nữ chân chất miền Tây sẽ sớm trở thành hiện thực.
Bình luận (0)