Đừng chỉ vì tăng thuế
Ở nước ta, dường như tất cả mọi chuyện đều giải quyết trên bàn nhậu. Có lẽ đó là lý do dẫn đến VN đứng đầu Đông Nam Á về tiêu thụ bia rượu, biết đâu vài năm nữa sẽ vô địch toàn cầu. Tuy nhiên, có cái nghịch lý là hầu như cơ quan quản lý chỉ nhìn thấy khía cạnh thu thuế cao để tăng ngân sách mà quên đi sự tác hại lâu dài của bia rượu đối với con người và xã hội. Thu thuế cao nhưng lại làm xuống cấp sức khỏe và ảnh hưởng đến nền kinh tế chung thì được lợi ích gì?
Nguyen Hoai Tran
(phuongky1943@yahoo.com.vn)
Nên hạn chế bia rượu
Theo kinh nghiệm tại Mỹ và một số nước phát triển, hàng tiêu dùng kể cả bia tăng giá 20% thì sẽ giảm lượng tiêu thụ ngay lập tức từ 5 - 10%. Vì vậy, nếu tăng thuế 100% thì lượng bia tiêu thụ tại VN sẽ giảm tối thiểu 30%. Theo tôi, nếu muốn tăng ngân sách thì thay vì dành vốn để tăng cường đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy bia, rượu, nhà nước nên chuyển qua tăng thuế đối với mặt hàng này. Cách này vừa tăng ngân sách vừa giảm lượng bia tiêu thụ.
Thanh Vũ
(newhope318sv@yahoo.com)
Nghịch lý
Thật nghịch lý khi nền kinh tế đang khó khăn nhưng nhà nước lại quá dễ dãi, quá ưu ái cho việc đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy bia. Lượng bia sản xuất càng nhiều thì lượng bia tiêu thụ sẽ lại tiếp tục tăng. Nhà nước nên có chính sách để hạn chế bia rượu. Giảm tiêu thụ rượu bia sẽ làm giảm thu ngân sách về khoản này, nhưng cũng sẽ giảm chi phí xã hội và ngân sách để khắc phục các hậu quả do bia rượu gây ra.
Quang Vinh
(quangvinhemico@gmail.com)
Lương Thị An
Hoàng Xuân Lâm Hải Nam |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Nhìn mà thèm
>> Nghịch cảnh năng suất lao động và bia rượu
>> Uống bia nhất bảng, làm việc chót bảng
>> Uống bia nhất bảng, làm việc chót bảng - Kỳ 2: Mỗi tỉnh có hơn 6 nhà máy bia
>> Sabeco khánh thành nhà máy bia thứ 22
>> Động thổ xây dựng Nhà máy bia Sài Gòn mới
Bình luận (0)