Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 30.11 đăng tải các quy định mới, có hiệu lực vào tháng 12.2014, trong bài Phạt ngân hàng để máy ATM hết tiền.
Báo cho ai ?
Phạt tiền ngân hàng để máy ATM hết tiền là hết sức công bằng. Nhưng vấn đề là làm sao cơ quan chức năng biết máy ATM nào hết tiền để xử phạt, khi phát hiện máy hết tiền thì người dân sẽ gọi cho ai? Không lẽ nhà nước cử cán bộ túc trực tại các máy ATM? TRẦN THẾ (vohungt@yahoo.com)
Coi chừng dân lãnh đủ
Theo tôi, còn phải phạt luôn cả việc để máy ATM bị hư lâu ngày mà không sửa. Cần phải có cơ chế thực hiện nhằm tránh hiện tượng các ngân hàng sẽ vì sợ bị phạt mà thu hồi hết máy ATM về, nhất là các máy ATM tại những vùng xa, thì người dân sẽ lãnh đủ. NGUYỄN HOÀNG LONG (hunglongprint@gmail.com)
Thuận lợi hơn
Cho người VN ở nước ngoài xác định lại quốc tịch là điều rất đáng làm, đó cũng là một cách để hòa hợp dân tộc, tạo điều kiện cho họ dễ dàng trở về giúp ích cho đất nước. Bên cạnh đó, với những người có gốc VN nhưng đã bị mất quốc tịch, nay có nguyện vọng muốn nhập lại quốc tịch VN thì nên tạo điều kiện thuận lợi cho họ. ĐỨC HẠNH (duchanhphan@gmail.com)
Quy định đóng góp vào quỹ phòng, chống thiên tai theo tỷ lệ tài sản của doanh nghiệp sẽ rất phiền phức bởi phải căn cứ vào báo cáo tài chính hằng năm rồi tính ra rất phức tạp, đó là chưa kể doanh nghiệp sẽ kê ảo nhằm đối phó. Nên chăng quy định từng mức đóng cụ thể theo quy mô của mỗi doanh nghiệp. NGUYỄN HUY ĐỨC (Q.Tân Phú, TP.HCM) Tại các khu có nhiều công ty vào mỗi đợt phát lương thì máy ATM hết tiền là chuyện xảy ra như cơm bữa. Mỗi khi hết tiền thì sẽ gọi báo cho ai? Mà nếu có số điện thoại chắc cũng sẽ chẳng có ai gọi báo bởi sợ bị phiền phức. Nếu đã quy định thì cũng phải có cơ chế để thực hiện, đừng để cho quy định chết yểu nữa. PHẠM THỊ PHƯỢNG (H.Xuân Lộc, Đồng Nai) Hải Nam |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
Bình luận (0)