Ngay sau khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 kể từ lúc 0 giờ ngày 9.7, một số người trẻ quen với việc ăn uống vội ở hàng quán phải tập tành "lăn vào bếp".
"Vào bếp là cả một cuộc chiến"
"Lâu nay tôi không nấu ăn. Thông thường, tôi ăn cơm trưa với đồng nghiệp, chiều tối đi làm về sẽ ghé vô quán ăn luôn. Theo Chỉ thị 16, các hàng quán không được phép bán mang về nên chỉ còn cách ra cửa hàng tiện lợi mua đồ ăn chế biến sẵn nhưng giá lại đắt mà không đủ chất dinh dưỡng”, anh Lê Trường Thịnh, 23 tuổi, ngụ hẻm 167 Thành Thái, P.14, Q.10, TP.HCM, chia sẻ.
![]() Bên trong một cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM Ảnh: Tấn Đạt |
![]() Căn bếp được dựng trước phòng trọ của Duy, tuy đơn giản nhưng anh phải mất gần cả giờ để "thiết kế" Ảnh: NVCC |
![]() Bữa cơm đơn giản do Duy và bạn cùng phòng tự nấu trong những ngày giãn cách Ảnh: NVCC |
![]() Nhung cho hay để trở thành "nữ công gia chánh" ai cũng đi lên từ những món đơn giản Ảnh: NVCC |
Ùn ứ ở chốt kiểm soát Covid-19 cửa ngõ Gò Vấp khi thực hiện Chỉ thị 16 |
Không có tủ lạnh nên chỉ ăn… khô
Chẳng hạn, Cao Tấn Phát, 22 tuổi, đang ở trọ trong con hẻm trên đường Cao Thắng nối dài Q.3, TP.HCM muốn rơi nước mắt khi trước ngày áp dụng Chỉ thị 16, khu vực anh sinh sống bị phong tỏa vì có ca mắc Covid-19. Trước tình huống bất ngờ này, anh đành gọi về gia đình để được hỗ trợ.
“Do tôi không có tủ lạnh nên đồ gia đình dưới quê gửi lên cũng là những con cá khô vài trái bầu, bí… để giữ được lâu. Trong hoàn cảnh hiện nay, chỉ cần có cá khô chiên với cơm nóng được hỗ trợ từ chính quyền là tôi cảm thấy quý lắm”, Phát tâm sự.
![]() Khu vực Phát sinh sống bất ngờ bị phong tỏa Ảnh: NVCC |
![]() Những thực phẩm ăn cầm cự qua ngày của Phát Ảnh: NVCC |
Giống như Tấn Phát, bữa ăn trong những ngày giãn cách xã hội ở nhà chị Nguyễn Mỹ Phụng, 26 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM đa số là dùng thực phẩm từ quê gửi lên.
Khi nghe tin TP.HCM thực hiện Chỉ thị 16, cha mẹ ở quê liên tục điện thoại hỏi thăm chị Phụng và ngay lập tức chuẩn bị rất nhiều đồ ăn gửi lên "tiếp tế". “Má có gửi đồ ăn lên cho con, dùng hết điện về, má gửi tiếp. Đừng có đi ra ngoài nguy hiểm lắm", chị Phụng dẫn lại lời mẹ nói với cô trên điện thoại.
![]() Bữa cơm của chị Phụng đều là những đồ tiếp tế từ dưới quê nên có gì dùng nấy Ảnh: NVCC |
Những thực phẩm chị Phụng nhận được dưới quê bao gồm gạo, cua, tôm, rau củ quả tươi sạch… “Đồ 'tiếp tế' dưới quê giúp gia đình nhỏ của tôi đỡ lo lắng về chuyện mua thực phẩm trong vòng 1 tuần tới. Chúng tôi không phải ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn nhưng vẫn có đủ thực phẩm”, chị Phụng cho hay khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Bối rối vì con đường đi làm qua phường Linh Trung bị phong tỏa vì Covid-19 |
Bình luận