Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 thứ hạng năng lực cạnh tranh như sau: năng lực cạnh tranh 4.0 thuộc nhóm 50 nước đứng đầu. Phát triển bền vững thuộc nhóm 40 nước đứng đầu. Năng lực đổi mới sáng tạo thuộc nhóm 40 nước đứng đầu.
Chính phủ điện tử thuộc nhóm 60 nước đứng đầu... Mục tiêu cụ thể năm 2022 cải thiện chất lượng, nâng cao thứ hạng các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh đồng bộ với cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Moody’s, S&P và Fitch; về cải thiện năng lực cạnh tranh 4.0 theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), trong đó ưu tiên nâng cao điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật; nâng xếp hạng chỉ số kiểm soát tham nhũng lên 10 bậc; nâng xếp hạng chỉ số chất lượng quản lý hành chính đất đai lên ít nhất 1 bậc; nâng xếp hạng chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán lên 2 - 3 bậc; nâng xếp hạng chỉ số tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo lên 2 - 3 bậc...
Nghị quyết nêu rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và cải cách điều kiện kinh doanh; tập trung dỡ bỏ rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh; tiếp tục thúc đẩy cải cách quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đẩy mạnh cải cách về đăng ký đất đai và đổi mới quản lý hành chính đất đai; thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số. Tăng cường cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho địa phương và đẩy mạnh các giải pháp phát triển bền vững; hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong dịch bệnh Covid-19; phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hợp tác quốc tế gắn với thực hiện cải cách trong nước về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Bình luận (0)