Theo CNN, robot hình người Ai-Da là ý tưởng của chuyên gia nghệ thuật Aidan Meller thuộc Đại học Oxford (Anh).
Ai-Da đứng trước bức chân dung do mình vẽ |
CHỤP MÀN HÌNH |
Buổi biểu diễn được tổ chức tại Bảo tàng Ashmolean của Đại học Oxford (Anh), trong khuôn khổ sự kiện kỷ niệm 700 năm ngày mất của Dante. Bài thơ của Ai-Da là lời đáp dành cho bộ sử thi Divine Comedy (Thần khúc) của Dante. Ai-Da sáng tác bài thơ này dựa trên giọng văn của Dante, kết hợp với thuật toán và vốn từ vựng có sẵn của mình.
Meller nhận xét bài thơ của Ai-Da "rất giàu cảm xúc". Ông cho rằng Ai-Da bắt chước cách hành văn của con người tốt đến nỗi khó mà nhận ra bài thơ không phải do con người viết.
Aidan Meller bên cạnh Ai-Da trong triển lãm cá nhân đầu tiên tổ chức năm 2019 |
chụp màn hình |
Meller nói với CNN: "Dự án Ai-Da được tạo ra để giải quyết cuộc tranh luận về đạo đức khi trí tuệ nhân tạo (AI) bắt chước hành vi của con người".
Thông qua việc phát triển robot cùng với các cộng sự, Meller nhận ra công nghệ có thể dạy cho con người hiểu về bản thân. Ai-Da giúp họ nhận ra con người chúng ta đang trở nên cứng nhắc hơn cả robot. Ông cho rằng Ai-Da thường xuyên bắt chước lời nói và các mẫu hành vi quen thuộc của con người, từ đó khiến ông nhận ra các khuôn mẫu và thói quen của chính mình.
Ngoài sáng tác thơ, Ai-Da cũng có thể vẽ tranh. Cô góp vào sự kiện tưởng niệm Dante bức tranh mang tên "Eyes Wide Shut" nhằm đáp lại một sự cố ở Ai Cập hồi tháng 10, khi lực lượng an ninh ở Ai Cập đã bắt giữ Ai-Da và đòi gỡ camera gắn trong mắt robot vì lo ngại ảnh hưởng đến an ninh.
Robot 'đáng sợ' mở triển lãm tranh, khi nào thay thế họa sĩ? |
Dẫu vậy, Meller cho rằng chúng ta không nên sợ hãi AI mà nên sợ cách con người sử dụng công nghệ này để đàn áp đồng loại.
Bình luận (0)