Ngày 5.7, kết nối của một số công ty đã bị gián đoạn, gây ảnh hưởng đến nhiều giao dịch. Nguyên nhân sau đó được xác định là do sự cố mất điện, gây gián đoạn kết nối của một số công ty đặt thiết bị công nghệ thông tin tại đây.
Diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ, sự cố mới nhất liên quan đến một trung tâm dữ liệu này cho thấy những rủi ro có thể xảy ra nếu các cơ sở này gặp sự cố, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu về Data Center tại Việt Nam ngày càng cao và các dịch vụ online có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người sử dụng. Một sự cố chỉ diễn ra trong thời gian ngắn cũng có thể gây ra thiệt hại không thể lường trước. Theo báo cáo nghiên cứu của Ponemon, chi phí trung bình của một sự cố trung tâm dữ liệu không được lên kế hoạch là 6.850 bảng Anh (hơn 220 triệu đồng) mỗi phút.
Nguy cơ nào với trung tâm dữ liệu?
Trung tâm dữ liệu (Data Center - DC) là một khu vực vật lý có chức năng chứa máy chủ và các thiết bị phần cứng liên quan. Các dịch vụ trực tuyến hiện nay sử dụng DC là nơi lưu trữ, xử lý dữ liệu để cung cấp cho người dùng từ khắp nơi trên khắp thế giới.
Các thành phần cơ bản và thiết yếu của một DC bao gồm hệ thống nguồn điện, hệ thống làm lạnh, hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn thông tin và trung tâm điều hành. Bất cứ một sự cố nào với một trong những thành phần trên cũng có thể gây ra sự gián đoạn của trung tâm dữ liệu.
Theo Uptime, một trong những tổ chức uy tín nhất trong việc cấp chứng chỉ cho trung tâm dữ liệu, mất điện là nỗi lo lớn nhất với các trung tâm này. Khi tình trạng đó xảy ra, toàn bộ hoạt động của thiết bị đều ngưng trệ nếu không có dự phòng.
Ngoài ra, thiết bị có thể hỏng hóc do sử dụng thời gian dài, hệ thống bị quá nhiệt do không được làm mát kịp thời, thiên tai, hay tình trạng tấn công mạng gia tăng, khiến trung tâm dữ liệu đứng trước hàng loạt nguy cơ gián đoạn, ảnh hưởng đến các dịch vụ đặt máy chủ tại đây.
Làm sao để chọn trung tâm dữ liệu an toàn nhất
Trong bối cảnh nhu cầu về việc sử dụng trung tâm dữ liệu ngày càng cao, khi mọi hoạt động của con người đều được đưa lên môi trường số, các doanh nghiệp có thể đứng trước lựa chọn tự xây dựng trung tâm dữ liệu riêng hoặc thuê dịch vụ. Tuy nhiên những thách thức trên, cùng thực tế các vụ việc DC trên khắp thế giới thời gian qua, cho thấy việc vận hành một trung tâm dữ liệu đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ về cả con người, quy trình, thiết bị, đồng thời cần có kinh nghiệm trong việc xây dựng và vận hành. Đây là điều mà không nhiều đơn vị tại Việt Nam có thể làm được.
Để các dịch vụ trực tuyến hoạt động thông suốt, điều mà các trung tâm dữ liệu cần là duy trì chỉ số uptime (thời gian hoạt động) lớn nhất có thể, đưa thời gian ngừng hoạt động downtime về tiệm cận 0.
Theo FPT Telecom, đơn vị đang sở hữu 4 trung tâm dữ liệu chuẩn quốc tế tại Việt Nam, yếu tố quan trọng trong việc duy trì hoạt động của DC là các hệ thống dự phòng. Lấy ví dụ với việc cấp điện, chuyên gia này cho biết hệ thống điện trong DC thường được thiết kế với khả năng dự phòng N+1 hoặc thậm chí 2N. Điều này cho phép hệ thống vẫn có thể duy trì hoạt động ngay cả khi nguồn điện chính gặp sự cố. Tại các DC của FPT Telecom, nguồn điện dự phòng bao gồm bộ hệ thống UPS cùng máy phát điện độc lập, đảm bảo duy trì hoạt động của DC trong ít nhất 72 giờ sau khi mất điện lưới. Cách làm này cũng phù hợp với tiêu chuẩn Uptime Tier III mà phần lớn DC hiện nay tại Việt Nam hướng tới.
"Trung tâm dữ liệu Tier III có khả năng chịu lỗi và cung cấp sự phục hồi ngay lập tức khi có sự cố, với độ sẵn sàng 99,981%. Đây là tiêu chuẩn cao nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ DC ở Việt Nam hiện tại có thể đạt được".
Sở hữu nền tảng từ nhà mạng cùng tri thức CNTT của tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, các DC của FPT Telecom hiện được tin dùng bởi nhiều dịch vụ trọng yếu như tài chính ngân hàng, chứng khoán, vận tải, công nghệ, truyền thông.
Theo đại diện FPT Telecom, đây cũng là một yếu tố mà các doanh nghiệp có thể xem xét để tìm ra DC phù hợp. Bởi để đáp ứng được những khách hàng nói trên, đơn vị này đã đạt hàng loạt tiêu chuẩn quan trọng của ngành như ISO 9001:2015 về vận hành quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hệ thống an toàn thông tin 27001:2013; 27017:2015, tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán PCI DSS - chứng chỉ quan trọng đối với các khách hàng khối tài chính, ngân hàng.
Đi cùng với cơ sở hạ tầng DC, FPT Telecom cũng đầu tư triển khai các giải pháp lưu trữ và bảo vệ dữ liệu cho các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong bối cảnh ATTT trở nên bức thiết như hiện nay.
Ông Trần Hải Dương - Chủ tịch FPT Telecom International (FTI) khẳng định: "Cơ sở hạ tầng và công nghệ của các trung tâm dữ liệu FPT đều được đầu tư lớn, ngoài ra chúng tôi chủ động nghiên cứu cũng như tiến hành hợp tác cùng các đối tác hàng đầu thế giới để cung cấp các giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn và bảo mật cho khách hàng. Chúng tôi ứng dụng các giải pháp an ninh mạng tiên tiến, từ tường lửa, phòng chống xâm nhập, đến hệ thống phát hiện và phản ứng trước các mối đe dọa. Năng lực về công nghệ cùng dịch vụ chuyên nghiệp là cam kết mà Trung tâm dữ liệu FPT giúp bảo vệ dữ liệu của khách hàng một cách tối ưu nhất, từ đó giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển kinh doanh trong môi trường số".
Bình luận (0)