Là nhà nghiên cứu theo sát thời sự văn học, ông Nguyên đánh giá cuốn sách đó không có gì ấn tượng.
Cũng như ông Nguyên, nhà văn Nguyễn Phan Hách không hề đánh giá cao tầm vóc của tác phẩm này. Chỉ có điều, ông Hách - trên cương vị là trưởng tiểu ban sách văn học của giải thưởng sách quốc gia lại tham gia xếp giải C sách hay cho cuốn sách nói trên. Một giải thưởng sẽ được ghi danh vào lịch sử giải, cho một cuốn sách mà chính ông Hách đánh giá “cũng sẽ chẳng tạo tiếng vang gì đâu”.
tin liên quan
Ồn ào quanh tiểu thuyết lịch sử có 'cảnh sex khác người'Giải thưởng sách quốc gia vốn được xây dựng để truyền cảm hứng đọc cũng như tôn vinh những cuốn sách tốt, hoặc về hình thức (giải sách đẹp) hoặc về nội dung (giải sách hay). Nhưng việc gượng ép về thể loại, buộc phải trao giải tiểu thuyết khiến nhiều tác phẩm khác có thể bị bỏ quên. Hiện tại, nhiều cuốn tản văn cũng có giá trị khảo cứu tốt, nhiều tác phẩm du ký cũng khiến người đọc được mở mang kiến thức, nhiều cuốn sách văn học thiếu nhi giúp các em yêu việc đọc sách hơn. Vậy tại sao lại chỉ vì thể loại mà không đánh giá cao chúng? Chưa hết, chủ nghĩa đề tài cũng dễ nảy sinh nếu chỉ cần an toàn về chính trị khi chấm giải.
Chọn đề tài an toàn và gượng ép về thể loại (phải có giải tiểu thuyết) khiến việc trao giải trở nên vô cùng khiên cưỡng. Thậm chí, với việc tôn vinh như vậy, sẽ có những tác phẩm xanh ương bị chín ép này. Như thế, không chỉ chính người trong giới viết văn mà cả công chúng cũng sẽ nghi ngờ giá trị của giải thưởng. Thêm vào đó, sự gượng ép trao giải hay cho những cuốn sách nhàn nhạt, tự nó đã cho thấy, sự thiếu trách nhiệm của hội đồng với việc định hướng thẩm mỹ cho công chúng của chính giải thưởng mình tham gia thẩm định.
Bình luận (0)