Trái ngược với hình ảnh nhộn nhịp, xe cộ nối đuôi nhau trả/đón khách, khu vực trước cửa Ga quốc nội -
sân bay Tân Sơn Nhất những ngày qua vắng lặng như tờ.
Thống kê của Cục Hàng không Việt Nam cho biết 5 tháng đầu năm 2021, sản lượng bay đi/đến tại các cảng hàng không tiếp tục giảm mạnh, đạt 122.000 chuyến, giảm 5,9% so với cùng kỳ 2020. Lượng khách thông qua các cảng hàng không đạt 25,5 triệu, giảm 4,9% so với cùng kỳ 2020.
Trưa 28.6: TP.HCM thêm 94 ca Covid-19, ghi nhận tổng cộng 3.691 bệnh nhân
|
Từ khoảng nửa cuối tháng 5 đến nay, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM diễn biến hết sức phức tạp. Số ca nhiễm tăng nhanh, lây lan ra nhiều quận, huyện khiến một số địa phương đã ban hành quyết định giảm số chuyến bay đến/đi từ TP.HCM. Sân bay Tân Sơn Nhất từ đó rơi vào cảnh vắng lặng chưa từng thấy.
Khu vực nhà để xe TCP không một bóng khách. Xe công nghệ ngưng hoạt động, taxi cũng dừng hoạt động chở khách... loạt nhân viên các hãng xe thường ngày "tranh nhau" đón khách, giờ chỉ còn 1 - 2 người đứng chờ
|
Hàng quán đóng cửa, bàn ghế dọn dẹp trống trơn
|
Sau thời gian mòn mỏi chờ đợi, Công ty cổ phần đầu tư TCP (đơn vị quản lý nhà xe) đã hoàn thành việc lắp đặt hai thang máy giảm tải cho sân bay sau khi áp dụng phương án phân làn mới. Các thang này đã sẵn sàng đưa vào hoạt động, song, dịch Covid-19 khiến sân bay chẳng còn khách nên cũng không cần tới thang máy để giảm tải. Phía chủ đầu tư cho biết tạm thời vẫn chưa mở thang để tiết kiệm chi phí. Hai thang máy mới sẽ được vận hành khi lượng hành khách ở sân bay tăng cao
|
Khung giờ "vàng" 14 giờ chiều, lại vào ngày nghỉ cuối tuần, nhưng phía bên trong nhà ga không thấy một bóng hành khách nào
|
Hình ảnh người dân xếp hàng dài chờ kiểm tra khai báo y tế trước khu vào khu vực an ninh soi chiếu, cũng không còn thấy
|
Phía bên trong nhà chờ, những hàng ghế xếp dài không người ngồi
|
Cảng hàng không nhộn nhịp nhất cả nước, thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, nay vắng lặng, trống trải đến xót xa!
|
Khu vực phòng chờ cho khách VIP vắng đến nỗi nhiều người lầm tường đã ngưng hoạt động
|
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp
hàng không Việt Nam (VABA), do ảnh hưởng của dịch bệnh, trong năm 2020, 3 hãng Vietnam Airlines,
Vietjet, Bamboo lỗ khoảng 16.000 tỉ đồng. Đến nay, nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải trả của 3 hãng đã lên tới 36.000 tỉ đồng (riêng VNA 20.000 tỉ đồng). Để duy trì hoạt động tối thiểu trong mùa dịch, các hãng phải chi trên 100 tỉ đồng/ngày. Trong khi đó, đợt bùng phát dịch lần 3 và thứ 4 vào dịp cao điểm tết cổ truyền và hè đã khiến doanh thu hàng không giảm sâu (riêng tháng 5 và tháng 6 doanh thu giảm 90% so với cùng kỳ năm 2020) làm các hãng càng suy kiệt.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) dự báo các hãng hàng không đang vật lộn với các khoản lỗ từ cú sốc năm 2020 sẽ phải tiếp tục gồng mình chống đỡ với sự ảm đạm của thị trường và các gánh nặng
tài chính đang mang và có thể sẽ cần hai đến ba năm để thị trường hồi phục trở lại trạng thái bình thường.
Bình luận (0)