Sẵn sàng xử lý các tình huống
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết thời gian qua, TP xây dựng các phương án và tình huống có thể xảy ra. Hiện TP chuẩn bị, dự trữ đầy đủ cơ sở vật chất, trang
thiết bị y tế để sẵn sàng xử lý khi có tình huống dịch xảy ra.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định, tình hình diễn biến Covid-19 trên
thế giới diễn ra hết sức phức tạp. Các nước châu Á, đặc biệt là các nước láng giềng đều có số ca Covid-19 tăng lên kỷ lục.
“Việc cách ly thêm ở nơi lưu trú sau khi về địa phương là hết sức cần thiết. Đối với vụ việc nam bệnh nhân ở tỉnh Hà Nam,
Bộ Y tế sẽ tổ chức họp để đánh giá lại và sẽ có chỉ đạo, biện pháp khuyến cáo với các địa phương thực hiện đúng tinh thần, hướng dẫn của Bộ Y tế trong công tác cách ly phòng, chống Covid-19”, ông Sơn nói.
Sáng 1.5: 12 giờ chưa thêm ca Covid-19 mới, nửa triệu người được tiêm vắc xin
|
Rà từng đối tượng
Kết luận buổi làm việc,
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhận định Việt Nam có biên giới dài, có nhiều nước hội nhập sâu rộng nên nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao, Chủ tịch nước nhấn mạnh “tinh thần chống dịch như chống giặc không suy giảm mà phải được nâng lên”.
“Phải kiểm soát nguy cơ nhiễm bệnh từ bên ngoài kiên quyết hơn. Bên ngoài có thể là từ các nước khác, từ trung tâm cách ly tập trung lây nhiễm ra cộng đồng hoặc từ các ổ dịch… Tất cả phải được kiểm tra hết sức khắt khe. Tinh thần phải lấy phòng dịch làm ưu tiên. Nếu phát hiện nguy cơ dịch bệnh trong nội địa thì phải thần tốc, thần tốc hơn nữa trong việc khoanh vùng dập dịch”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch nước, những TP lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và toàn bộ hệ thống y tế của Việt Nam cần phải sẵn sàng kích hoạt mọi hoạt động, sẵn sàng các phương án khác nhau, cụ thể để sẵn sàng “bao vây”, dập dịch nếu phát hiện
ca nhiễm Covid-19 đầu tiên xuất hiện trên địa bàn…
“Chỉ có khoanh vùng nhanh, dập dịch nhanh, phát hiện sớm mới giải quyết được vấn đề nhiễm Covid-19. Đây cũng là kinh nghiệm quý mà các nước nghiên cứu ở Việt Nam. Ứng dụng
công nghệ thần tốc truy vết, khoanh vùng dập dịch một cách cương quyết… Chính vì vậy, ngành y tế cả nước nói chung và ngành y tế Đà Nẵng chưa thể nghỉ ngơi vào lúc này mà phải dành hết thời gian, công sức để đề cao cảnh giác…”, Chủ tịch nước nói.
Người dân nơi phong tỏa vì Covid-19: lễ 30.4 chưa từng có, mọi kế hoạch bỗng tan vỡ
|
Tri ân các chiến sĩ áo trắng
Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nói: “Chủ tịch nước bày tỏ lòng tri ân với người chiến sĩ áo trắng. Các đồng chí là tiêu biểu, rõ nét nhất của tinh thần phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Các đồng chí đã thức để nhân dân ngủ, các đồng chí làm việc ngày nghỉ để nhân dân được nghỉ ngơi an toàn, không có bệnh tật… Chúng ta cương quyết không để tình trạng khủng hoảng y tế như một số nước… Bản lĩnh Việt Nam, ý chí Việt Nam, truyền thống của ngành y tế nhất định chúng ta phải đạt được kết quả phục vụ nhân dân tốt hơn…”.
|
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước yêu cầu: “Quân đội, công an tăng cường quản lý biên giới, địa bàn, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để chủ động phát hiện những người lạ mặt, những người mới xuất hiện, chưa
khai báo y tế”.
Về công tác tiêm phòng vắc xin, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành y tế tiêm an toàn cho những đối tượng ưu tiên và người dân. Ngành y tế tích cực nhập đủ lượng vắc xin về tiêm. Ngoài ra, ngành y tế phải đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước, cùng với chuyển giao công nghệ từ các nước. “Tiếp tục kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân, hạn chế tối đa hội họp, giao lưu... Nêu cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu, trong từng địa bàn, từng ngành, không được chủ quan...”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Bình luận (0)