Sau điều chỉnh giá điện, hộ gia đình sẽ trả thêm bao nhiêu mỗi tháng?

Nguyên Nga
Nguyên Nga
11/10/2024 18:51 GMT+7

Việc điều chỉnh giá điện lần này tác động đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Trong đó, phụ thuộc vào mức tiêu thụ và hành vi sử dụng điện của từng nhóm khách hàng, tuy nhiên, đa số tăng cho dù dùng điện ở mức thấp nhất.


Hộ dùng từ 400kWh/tháng, trả thêm 62.000 đồng

Từ ngày 11.10.2024, giá điện bình quân sẽ tăng 4,8%, lên hơn hơn 2.103 đồng/kWh. Theo đó, số tiền điện các hộ chi trả mỗi tháng sẽ có sự thay đổi theo hướng tăng.

Cụ thể, đối với nhóm điện sinh hoạt, đơn vị kinh doanh dịch vụ có khoảng 547.000 khách hàng, trung bình mỗi tháng trả 5,17 triệu đồng tiền điện. Sau điều chỉnh, mỗi tháng sẽ trả thêm khoảng 247.000 đồng.

Với đơn vị sản xuất, có 1,921 triệu hộ sản xuất, trung bình mỗi tháng trả 10,38 triệu đồng. Sau điều chỉnh, tiền điện tăng thêm 499.000 đồng/tháng.

Với đơn vị hành chính sự nghiệp, có khoảng 691.000 khách hàng hành chính sự nghiệp, trung bình mỗi tháng trả 1,93 triệu đồng. Sau điều chỉnh, tăng thêm 91.000 đồng/tháng.

Sau điều chỉnh giá điện, hộ gia đình sẽ trả thêm bao nhiêu mỗi tháng?- Ảnh 1.

Các hộ gia đình sẽ phải trả tiền điện cao hơn từ ngày 11.10

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Với các hộ sử dụng điện dưới 50 kWh/tháng (chiếm 11,51% số hộ sinh hoạt), mức tiền điện tăng khoảng 4.350 đồng/hộ/tháng; từ 51 kWh - 100 kWh (chiếm 15,53% số hộ sinh hoạt), mức tăng tiền điện tăng khoảng 8.850 đồng/hộ/tháng; từ 101 kWh - 200 kWh (chiếm 34,31% số hộ sinh hoạt, đang là nhóm khách hàng lớn nhất), mức tăng tiền điện tăng khoảng 19.250 đồng/hộ/tháng.

Nhóm khách hàng sử dụng điện từ 201 kWh - 300 kWh (chiếm 18,5% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 32.350 đồng/hộ/tháng; từ 301- 400 kWh (chiếm khoảng 8,87% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 47.050 đồng/hộ/tháng; từ 400 kWh trở lên (chiếm khoảng 11,28% khách hàng sử dụng điện), mức tăng tiền điện khoảng 62.150 đồng/hộ/tháng.

Hộ dùng điện sinh hoạt dưới 200 kWh tăng 14.000 đồng/tháng

Tổng số khách hàng sinh hoạt sử dụng điện từ 200kWh/tháng trở xuống là 17,41 triệu hộ, tương ứng với 61,35% tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt. Theo tính toán, tiền điện tăng thêm bình quân của mỗi hộ tiêu thụ từ 200 kWh/tháng trở xuống là 13.800 đồng/hộ.

Như vậy, mức tác động đến khách hàng sinh hoạt phổ biến (tiêu thụ dưới 200 kWh/tháng) ở mức vừa phải, trong khi các nhóm khách hàng có mức tiêu thụ điện cao hơn sẽ chịu mức tăng đáng kể hơn.

Theo EVN, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội về vấn đề tiền điện hiện nay được thực hiện theo Quyết định số 28/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương với lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Đối với các hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện không quá 50 kWh/tháng, mức hỗ trợ cũng tương đương với số lượng điện sử dụng 30kWh/hộ/tháng. Mức hỗ trợ hộ nghèo hộ chính sách (áp dụng theo quyết định 2941của Bộ Công thương) là 59.500 đồng/hộ/tháng. Nếu áp dụng theo giá mới thì mỗi hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện là khoảng 62.500 đồng/hộ/tháng.

Tỷ lệ sử dụng điện sinh hoạt hiện nay được phân chia theo các bậc thang tiêu thụ, từ thấp đến cao như sau:

Mức độ sử dụng điện sinh hoạt bậc thang/ tháng

Số hộ

Tỷ lệ số hộ 2023

Mức giá điện theo QĐ 2941/QĐ-BCT (đồng/kWh)

Mức giá điện mới (theo QĐ 2699/QĐ-BCT) (đồng/kWh)

Tiền điện phải trả tăng thêm (đồng)

1

Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50

3.265.977

11,51%

1.806

1.893

4.350

2

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100

4.409.286

15,53%

1.866

1.956

8.850

3

Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200

9.738.699

34,31%

2.167

2.271

19.250

4

Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300

5.250.612

18,50%

2.729

2.860

32.350

5

Bậc 5: Cho kWh từ 301 - 400

2.517.889

8,87%

3.050

3.197

47.050

6

Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên

3.202.320

11,28%

3.151

3.302

62.150


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.