Tự động phát
Đây là hai màu trùng hợp với màu sắc trên quốc kỳ Ukraine. Ngay lập tức nổi lên đồn đoán rằng các phi hành gia - Oleg Artemyev, Denis Matveev và Sergey Korsakov - đang thể hiện tình đoàn kết với Ukraine.
Theo hãng tin AP, nhóm phi hành gia đã được phóng từ sân bay vũ trụ ở Kazakhstan vào tối ngày 18.3 và đến trạm ISS ba giờ sau đó.
Các phi hành gia người Nga với trang phục màu vàng đã gây nên nhiều phỏng đoán. |
ẢNH: REUTERS |
Họ là những người đầu tiên đến trạm ISS kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24 tháng 2.
Nhiều cựu phi hành gia NASA ngay lập tức chú ý đến trang phục màu vàng với điểm nhấn màu xanh lơ.
Họ cho rằng các phi hành gia Nga thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine.
Nhưng chính các phi hành gia Nga đã không xác nhận các phỏng đoán này.
Sau khi lên trạm vũ trụ và thực hiện cuộc gọi video với trái đất, phi hành gia Artemyev đã được hỏi về bộ quần áo.
Giải thích của ông rất đơn giản:
"Đến lượt chúng tôi chọn một màu cho trang phục. Nhưng trên thực tế, chúng tôi có sẵn nhiều chất liệu màu vàng nên chúng tôi sử dụng chúng”, "Vì vậy, đó là lý do tại sao chúng tôi phải mặc màu vàng".
Nhóm phi hành gia Nga lên trạm không gian ISS |
Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard, lưu ý rằng màu vàng và xanh lam cũng là màu trên biểu tượng Đại học Bauman ở Moscow, nơi cả ba nhà du hành vũ trụ từng theo học.
Nhận xét này cũng được xác nhận bởi ông Dmitry Strugovets, người đứng đầu bộ phận báo chí của Cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos.
Biểu tượng của Đại học Bauman ở Moscow |
Ông Strugovets viết trên tài khoản Telegram của mình rằng việc thiết kế bộ đồ bay đã được thực hiện từ rất lâu trước các sự kiện ở Ukraine, và được làm theo màu của biểu tượng Đại học Bauman danh tiếng của Nga.
Ông cũng đăng lại ảnh phi hành gia Artemyev mặt trang phục màu vàng trong chuyến bay từ năm 2014.
Các phi hành gia sẽ dành sáu tháng rưỡi trên trạm vũ trụ, nơi họ tham gia cùng với hai phi hành gia khác của Nga, bốn phi hành gia của NASA và một phi hành gia của Đức với Cơ quan Vũ trụ châu Âu.
Bình luận (0)