Danh sách này bao gồm nhiều doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (SCIC đang nắm giữ 36%), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (51%), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (50%), Công ty cổ phần FPT (6%), Tập đoàn Bảo Việt (3%), Tổng công ty cổ phần Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (36%), Vinacontrol (30%), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco (35%), Công ty cổ phần Fafim Việt Nam (30%), Tổng công ty cổ phần Điện tử và Tin học…
tin liên quan
50% số doanh nghiệp mà SCIC đầu tư không có hiệu quảCuối năm 2017, SCIC đã tổ chức hàng loạt buổi giới thiệu cơ hội đầu tư với mục tiêu thoái vốn tại một số công ty gồm Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC) và Công ty cổ phần FPT. Tuy nhiên, ngoài việc mới bán được số cổ phần tại Vinaconex và Nhựa Bình Minh, các công ty khác vẫn còn kéo dài đến nay.
Mới đây vào ngày 21.6, SCIC đã thông báo sẽ đấu giá cổ phần trọn lô tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) với giá khởi điểm 111.700 đồng/cổ phiếu. Tính theo mức giá này, SCIC sẽ thu về tối thiểu 398,3 tỉ đồng nếu bán thành công.
Năm 2018, SCIC thực hiện bán vốn thành công tại 9 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn tại 7 doanh nghiệp và bán bớt vốn tại 2 doanh nghiệp với tổng giá trị doanh thu ghi nhận là 7.693 tỉ đồng. Thành công nhất là thương vụ thoái vốn tại Nhựa Bình Minh và Vinaconex giúp SCIC thu về gần 7.000 tỉ đồng. Hết năm 2018, SCIC đạt 12.705 tỉ đồng doanh thu hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn, tăng 72% so với năm 2017 và báo lãi 9.340 tỉ đồng, tăng 45% so với năm 2017.
Bình luận (0)