Trên là nội dung vừa được Bộ GD-ĐT công bố lấy ý kiến góp ý và được nhiều người đồng tình. Trong đó, với giáo dục mầm non, thời lượng không quy định số buổi mà yêu cầu đảm bảo hợp lý, không áp đặt, khiên cưỡng và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Ở bậc phổ thông, từ 5 - 15 tiết. Còn sinh viên ĐH tối thiểu 4 buổi (5 tiết học/buổi), tương đương với 20 tiết trong toàn khóa học.
Nội dung này được lồng ghép trong chương trình chính khóa, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống…
Trước dự thảo này, phía các trường ĐH bày tỏ sự ủng hộ. Hiện nay các trường ĐH đều có nhiều hoạt động trang bị các kỹ năng cho sinh viên. Tuy nhiên, kỹ năng cứu nạn cứu hộ chưa được trang bị kỹ và chưa thành môn học cụ thể trong chương trình chính khóa.
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nhận xét: “Các kỹ năng phải được dạy bài bản. Nếu làm hình thức, người hướng dẫn không có thao tác chuẩn thì việc học không hiệu quả”.
Tiến sĩ Trần Thanh Thưởng, Trưởng phòng Tuyển sinh và công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng cho biết trường thường xuyên tổ chức chuyên đề kỹ năng, trong đó có những nội dung trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân cho sinh viên như: sơ cấp cứu, an toàn giao thông, tự vệ cho nữ giới… Tuy nhiên, sinh viên hiện mới đăng ký tham gia tự nguyện.
Còn ông Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho hay: “Nếu dự thảo này ban hành, trường có thể phát triển học phần an toàn lao động để dạy các kỹ năng cứu nạn, cứu hộ sinh viên tất cả các ngành”.
Ý kiến
Cần hướng dẫn cụ thể hơnVới bậc THPT, việc triển khai tất cả học sinh học thực hành 5 tiết là khó khả thi vì kinh phí để tổ chức sẽ tốn kém, bên cạnh đó lực lượng hướng dẫn thực hành đòi hỏi phải là lực lượng công an vì phải đảm bảo các kỹ năng an toàn theo yêu cầu phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, không phải tất cả học sinh đều có khả năng thực hành thao tác phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ nên đa phần hiện nay các trường chọn một nhóm giáo viên và học sinh để thực hiện. Do đó cần có hướng dẫn cụ thể hơn nhằm phù hợp với lứa tuổi và khả năng của học sinh.
Phạm Phương Bình
(Hiệu phó Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Q.Thủ Đức, TP.HCM) Rất cần thiếtGiúp học sinh có những nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn để giữ gìn sức khỏe cho bản thân và trong trường hợp khẩn cấp gọi người giúp đỡ là rất cần thiết.
Lương Thị Hồng Điệp
(Trưởng phòng Giáo dục mầm non Sở GD- ĐT TP.HCM) Bích Thanh (ghi)
|
Bình luận (0)