Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh cho biết tại buổi tọa đàm trực tuyến: “Triển khai giải pháp hỗ trợ và ổn định thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch Covid-19” do Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH tổ chức ngày 17.11.
Số lao động bị giảm việc làm rất trầm trọng
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, từ đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam, thị trường bị chia cắt cục bộ giữa các vùng, các địa phương, gây thiếu lao động cho sản xuất kinh doanh. Việc đi lại giao lưu giữa các vùng cũng khó khăn hơn, dẫn đến gia tăng sự mất cân đối cung cầu lao động cục bộ, gây áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động.
Bộ LĐ-TB-XH đang xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động sau đại dịch |
LÊ THANH |
Trong quý 3, có tới 4,7 triệu lao động bị mất việc làm, 14,7 triệu lao động tạm nghỉ hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; trên 10 triệu lao động giảm giờ làm, tạm dừng việc làm.
“Đáng chú ý, nguồn cung lao động bị suy giảm. Trong quý 3, lực lượng lao động có 49,1 triệu lượt người, giảm 22 triệu lượt người so với cùng kỳ năm 2020. Lao động có việc làm là 47,2 triệu người, giảm 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, năm 2021, số lượng lao động giảm việc làm rất trầm trọng”, ông Thanh cho biết.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Văn Thanh thông tin về các giải pháp phục hồi thị trường lao động sau đại dịch Covid-19 |
VŨ LAN |
Tác động của dịch Covid-19 cũng làm gia tăng khoảng cách về kỹ năng của người lao động hiện tại và các kỹ năng mà các doanh nghiệp cần để thích ứng với thay đổi về công nghệ và thị trường.
Ngày 17.11: Cả nước 9.849 ca Covid-19, 3.873 ca khỏi | TP.HCM 1.337 ca |
Xây dựng chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động
Trước sự tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động, bên cạnh các chính sách hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động đã được triển khai trong thời gian vừa qua, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, để phục hồi thị trường lao động, cần nhiều giải pháp kịp thời. Trước hết, phải kiểm soát được dịch bệnh, người lao động phải được an toàn, sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất.
Bộ LĐ-TB-XH đang dự thảo chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động gồm 7 nhóm giải pháp lớn với những cơ chế chính sách tập trung vào những vấn đề lớn: hỗ trợ trực tiếp người lao động như giúp chi trả chi phí đi lại, nhu yếu phẩm, tiền điện, tiền nước, chi phí xét nghiệm…; hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động; đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng người lao động, cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh; hỗ trợ kết nối cung cầu lao động; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động việc làm, có kết nối chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia của Bộ Công an; đảm bảo điều kiện về nơi sinh sống cho người lao động; xây dựng quan hệ giữa người lao động hài hòa, tiến bộ.
“Nguồn kinh phí thực hiện chương trình khá lớn, Bộ LĐ-TB-XH đang trình Chính phủ. Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT cũng sẽ nghiên cứu để bố trí kinh phí làm sao cho đủ để thực hiện 7 giải pháp này. Ngoài ngân sách T.Ư, chúng ta cần huy động ngân sách địa phương và xã hội hóa. Nếu làm tốt chương trình này, sẽ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng và bền vững”, ông Thanh nói.
Bình luận (0)