Vị sĩ quan giấu tên cho biết trợ giúp đến từ các đồng minh của Ukraine đã chứng tỏ hiệu quả trong giai đoạn đầu chiến sự. Tuy nhiên, những đợt viện trợ về sau quá ít và quá chậm để có thể sử dụng hiệu quả.
Người này cho biết các loại tên lửa chống tăng vác vai do Mỹ và Anh gửi đến trong những tuần đầu đã chuyển giao đúng thời điểm, nên có hiệu quả trong việc phòng thủ Kyiv.
“Càng về sau, chúng tôi đã không nhận được vũ khí vào thời điểm cần thiết. Vũ khí đến khi chúng không còn phù hợp”, vị sĩ quan này nói.
Vì sao sĩ quan Ukraine chê vũ khí phương Tây viện trợ ‘không còn phù hợp’?
“Mọi loại vũ khí đều có thời điểm thích hợp riêng. Máy bay tiêm kích F-16 cần thiết trong năm 2023 nhưng không còn phù hợp trong năm 2024”, ông nói thêm.
Các đồng minh phương Tây đã nhất trí chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine sau nhiều tháng vận động hành lang, nhưng chưa một chiếc nào được sử dụng để chiến đấu cho đến cuối năm nay, do phi công đang trong quá trình huấn luyện.
Một sĩ quan cấp cao giấu tên khác nói với Politico rằng tính hữu ích của các khoản viện trợ đang giảm dần. "Hiện tại không có gì có thể giúp Ukraine vì không có công nghệ nào có thể bù đắp cho Ukraine trước số lượng lớn binh sĩ Nga", người này nói.
Trong khi đó, ông Jonathan Poquette, cựu binh Mỹ đang chiến đấu ở Ukraine, trả lời Business Insider rằng ông không hứng thú với những viện trợ khí tài đắt tiền, thu hút sự chú ý như xe tăng.
NATO muốn lập quỹ 100 tỉ USD để yên tâm viện trợ Ukraine, không lo ông Trump thay đổi
Ông cho rằng dù vẫn quan trọng nhưng xe tăng đang che mờ bức tranh toàn cảnh về nhu cầu với nhiều loại đạn dược.
“Hãy cho tôi những thứ giúp mỗi người lính có thể chiến đấu… Một chiếc xe tăng có thể làm gì? Không bằng 50.000 quả đạn pháo, 5.000 đạn súng cối”, ông Poquette nói.
Các đồng minh của Ukraine đã chuyển giao hơn một triệu viên đạn pháo, cũng như các thiết bị hạng nặng như xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và tên lửa tầm xa như Storm Shadow.
Mỹ cho biết đã viện trợ quân sự 44,2 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi chiến sự bùng phát. Các khoản viện trợ được chia theo từng giai đoạn. Kyiv cho rằng viện trợ như vậy là không đủ để tạo đột phá. Tuy nhiên, Washington và các nước khác cho rằng chuyển giao với tốc độ chậm là cần thiết để giảm nguy cơ chiến sự leo thang.
Bình luận (0)