Hành tinh trên cách trái đất 22 năm ánh sáng, tên trước đây là Gilese 581g, nhưng Giáo sư Vogt gọi nó là "Thế giới của Zarmina", theo tên người vợ. Với kích thước lớn gấp đôi trái đất, Gilese 581g có khí quyển, tăng cơ hội chứa nước trên bề mặt. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chưa rõ liệu nước trên hành tinh này dưới dạng băng và nằm dưới bề mặt hoặc chảy tự do trên khắp hành tinh. “Nếu xét theo khoảng cách và độ sáng của ngôi sao trung tâm, nhiệt độ trên Gilese 581g rất ôn hòa và ấm áp, giống như đứng giữa Công viên Sydney”, Giáo sư Vogt nói. Dù vậy, nhóm của ông vẫn chưa biết được bề mặt của Gilese 581g cấu tạo như thế nào. Kết quả công trình nghiên cứu này đã được đăng trên chuyên san Astronomisch Naschrischten.
Thụy Miên
>> Bắt được ánh sáng từ siêu trái đất
>> Dự án cứu trái đất
>> Hố thiên thạch xưa nhất Trái đất
>> Tàu Thần Châu 9 trở về Trái đất an toàn
>> Viễn cảnh diệt vong của trái đất
>> Tiểu hành tinh khổng lồ lướt gần Trái đất
Bình luận (0)