Chaithra (tên đã được thay đổi, hiện 30 tuổi) tiết lộ với báo The News Minute rằng khi chào đời tại một bệnh viện nhỏ ở bang Kerala thuộc miền nam Ấn Độ, các bác sĩ khẳng định với cha mẹ cô rằng cô có nhiễm sắc thể XY nên không thể là con gái. Theo Chaithra, quyết định mang tính tùy tiện đó đã ảnh hưởng cả cuộc đời của cô.
Khi lớn dần, Chaithra nhận ra mình là con gái và đã có quá trình đòi lại sự công nhận giới tính của mình đầy thách thức. “Khi chào đời, tôi có các cơ quan nữ, nhưng vì lý do nào đó, bác sĩ tuyên bố tôi là nam, thậm chí lúc đầu vị bác sĩ đó còn từ chối cấp giấy chứng sanh cho tôi. Mẹ tôi đã kể lại cho tôi điều này”, Chaithra chia sẻ.
tin liên quan
Học sinh chuyển giới Mỹ thắng kiện về quyền chọn nhà vệ sinh“Tôi ngồi chung với mấy bạn nam trong trường. Khi vào nhà vệ sinh nam, tôi luôn bị ướt quần vì cố gắng đi tiểu như bao người khác và các bạn hay trêu chọc tôi nếu tôi ngồi xuống tiểu”, Chaithra nhớ lại. Tình trạng đó khiến Chaithra không thể đến lớp thường xuyên và chỉ đến trường khi làm bài thi.
Mọi việc càng tồi tệ hơn khi Chaithra lên lớp 4. “Cha mẹ tôi bắt đầu cho tôi đi tiêm hormone để tôi phát triển thành đàn ông”, Chaithra kể tiếp. Do tác dụng của hormone, cơ thể Chaithra phát triển một số đặc tính của nam giới, râu bắt đầu mọc ra và cao nhanh hơn.
tin liên quan
Giải phẫu 'của quý' không thành, người chuyển giới khiếu kiện“Khi tôi lên 18 tuổi, vòng 1 của tôi bắt đầu phát triển, râu của tôi vẫn dày và cao hơn 1,8 m. Khi hỏi một bác sĩ, ông ấy nói rằng tôi đáng lẽ hoàn hoàn bình thường nếu không uống phải những loại thuốc trước đó”, Chaithra kể lại.
Đến lúc 20 tuổi, Chaithra quyết định cô sẽ không là nam giới nữa. “Sức chịu đựng về tinh thần của tôi đã vượt ngưỡng. Phải mất nhiều năm tôi mới thuyết phục được cha mẹ và tôi bắt đầu ăn mặc như phụ nữ”, Chaithra kể tiếp. Khi Chaithra làm điều đó, nhiều người thân của cô cảm thấy bị sốc và không sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi như thế. Thậm chí, khi tham gia một khóa học, Chaithra vẫn bị nhiều giảng viên xem là nam. “Phải mất một thời gian dài mới thuyết phục được họ”, Chaithra cho hay.
Cuối cùng, Chaitra cũng có được chứng nhận y khoa từ một bệnh viện công, khẳng định cô là nữ. Với chứng nhận này, trong bằng tốt nghiệp phổ thông của mình, Chaitra cũng được điều chỉnh theo giới tính nữ. Hiện nay, Chaitra đang học đại học.
Tuy nhiên, những hormone mà Chaitra được tiêm khi còn trẻ đã khiến cuộc sống của cô trở nên phức tạp trong nhiều phương diện. “Tử cung của tôi không phát triển đầy đủ và tôi cũng có nhiều vấn đề về sức khỏe khác… Đó là do cha mẹ tôi không biết. Tôi có thể đã có vấn đề về hormone, nhưng đáng lẽ họ không nên tin vào ông bác sĩ đó một cách mù quáng”, Chaitra nói trong sự tiếc nuối, nhưng cô không đổ lỗi cho bất kỳ ai. “Đó là số phận của tôi...”, Chaithra cho hay.
Bình luận (0)