SMEs và khát khao gia nhập nền kinh tế toàn cầu

18/12/2019 18:00 GMT+7

97% doanh nghiệp Việt là cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), Chính phủ và các tập đoàn lớn trong nước đang tạo nhiều cơ hội để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế bền vững để nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh.

Đồng hành cùng Chính phủ qua nhiều năm trong việc hỗ trợ SMEs, Coca-Cola Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục cam kết tạo ra các cơ hội, nâng cao kiến thức kinh tế và thực hành trách nhiệm xã hội để có thể giúp các SMEs gia nhập nền kinh tế toàn cầu một cách tự tin, mạnh mẽ.

Motion graphic video (final)

 

Thực thi những chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh

Định hướng “Thương hiệu toàn cầu, am hiểu địa phương” được Coca-Cola Việt Nam mang đến cho chuỗi cung ứng chính là chiến lược “nội địa hóa”. Hiện nay, có đến 91% nhà cung cấp của Coca-Cola Việt Nam được đảm nhiệm bởi các doanh nghiệp trong nước. Để xây dựng một mạng lưới chuỗi cung ứng vững mạnh cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau của các SMEs, gia tăng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của Coca-Cola, công ty đã tạo ra rất nhiều chương trình thiết thực.
Năm 2017, Coca-Cola Việt Nam đã đầu tư triển khai dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam phát triển bền vững” với 3 nội dung chính là đổi mới sáng tạo; quản lý chuỗi cung ứng và thực hành trách nhiệm xã hội. Nhiều doanh nghiệp sau khi tham gia chương trình đã được đánh giá đạt chuẩn, gia nhập chuỗi cung ứng của Coca-Cola Việt Nam.
Ông Lê Hoàng Dân, Trưởng phòng Mua hàng Khu vực Đông Dương gặp gỡ 12 doanh nhân Việt Nam đến từ các SMEs được mời đến thăm nhà máy Coca-Cola Việt Nam

Ông Lê Hoàng Dân, Trưởng phòng Mua hàng Khu vực Đông Dương gặp gỡ 12 doanh nhân Việt Nam đến từ các SMEs được mời đến thăm nhà máy Coca-Cola Việt Nam

Ngoài ra, Coca-Cola Việt Nam còn rất chú trọng đến vai trò của phụ nữ trong khối SMEs, tạo cơ hội để các nữ doanh nhân được tham gia chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh và thực hành xã hội. Mới đây, tại diễn đàn “Định vị doanh nhân nữ trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, Coca-Cola Việt Nam cùng với Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đã ký kết Biên bản Ghi nhớ Chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng.
Ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ của Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng

Ký kết Biên bản ghi nhớ Chương trình hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ của Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng

Cùng với những giá trị tạo ra cho SMEs, Coca-Cola Việt Nam cũng tác động đến nền kinh tế một cách đáng kể. Theo những chỉ số báo cáo gần đây của PwC (giai đoạn 2016 - 2018) cho thấy, mỗi năm Coca-Cola Việt Nam đóng khoảng 3.500 tỉ đồng vào GDP, tạo ra hơn 80.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người Việt, tổng chi tiêu mua sắm hàng hóa trong nước của Coca-Cola lên đến hơn 3.332 tỉ đồng, tăng 38% trong giai đoạn 2015 - 2017.

Đồng hành cùng cộng đồng, xã hội

Lãnh đạo Coca-Cola cho biết chiến lược phát triển bền vững của tập đoàn tập trung vào bốn yếu tố chính gồm nước, phụ nữ, chất lượng sống và quản lý rác thải. Coca-Cola cam kết sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực, tạo việc làm cho xã hội, hình thành liên minh chuỗi giá trị hiệu quả và phát triển bền vững tại các quốc gia mà Coca-Cola đang hoạt động.
Các EKOCENTER được vận hành bởi những doanh nghiệp xã hội chính là mô hình nhận được sự tư vấn tối đa từ Coca-Cola Việt Nam. EKOCENTER là sáng kiến phát triển bền vững toàn cầu của Coca-Cola dựa trên việc cung cấp 4 ích lợi chính cho cộng đồng địa phương bao gồm nước uống sạch, trao quyền cho phụ nữ, phát triển đời sống văn hóa, tinh thần và giải pháp về rác thải nhằm bảo vệ môi trường, 11 EKOCENTER khắp cả nước đang vận hành và dần dần mang lại những hiệu quả nhất định cho cộng đồng.
Điển hình như EKOCENTER Đồng Tháp là nơi đầu tiên được áp dụng mô hình doanh nghiệp xã hội điều hành bởi nữ giới, tạo ra nhiều giá trị cộng hưởng cho các doanh nghiệp nữ và lao động nữ tại địa phương. Một phần lợi nhuận các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xã hội sẽ được tiếp tục đầu tư vào các chương trình cộng đồng của Trung tâm, góp phần đem đến các giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương.
Một trường hợp khác là EKOCENTER đặt tại làng cầu ngói Thanh Toàn (Huế) cũng đã giúp nhiều phụ nữ Thanh Toàn tự tin hơn khi làm kinh doanh, du lịch. Trung tâm do Công ty xã hội Huế Xanh là một doanh nghiệp SMEs vận hành. Được trang bị máy tính, internet, cà phê, nước uống, trung tâm vừa là nơi đào tạo, phổ cập kiến thức tin học, sử dụng máy tính giúp phụ nữ và trẻ em tiếp cận thông tin mới, thành tạo kỹ năng tin học vừa phục vụ nhu cầu của khách du lịch cung cấp các nhu cầu cần thiết về nước, cà phê, đặc sản Huế…
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.