Nhiều bệnh lý và dị tật cột sống
Nguyễn Thùy L., sinh viên Đại học Công Đoàn (18 tuổi) cho biết: “5 năm trước mỗi lần mặc áo em thấy vai áo lệch một bên lại nhầm là áo may hỏng. Nhưng sau đó thì mẹ nhận ra em bị vẹo sột sống và đưa em đi khám”. Từng điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng bệnh không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn. Không chỉ dáng đi mất cân đối mà kèm theo đó còn là tình trạng đau cột sống. Mức độ đau ngày càng nặng hơn, vận động khó khăn. Sau khi đã điều trị nhiều nơi không đỡ, Linh và gia đình quyết định phẫu thuật điều trị cong vẹo cột sống tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống, Bệnh viện (BV) Bạch Mai. Mẹ của Linh cho biết: “Đến nay, một tháng được phẫu thuật cột sống, dáng người của cháu đã trở lại gần như bình thường, cũng không còn đau”.
“Em không còn mặc cảm bởi vóc dáng mất cân đối nữa. Và hình như cao lên một chút bởi cột sống thẳng lên, phải may quần áo khác”, bệnh nhân phấn khởi thông báo.
tin liên quan
Dân văn phòng hay 'dính' bệnh gì, phòng tránh cách nào?Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tính chất công việc không đòi hỏi phải đi lại nhiều nên số người làm công việc văn phòng khá nhiều.
Cùng đợt phẫu thuật với Linh còn có bệnh nhân nữ 57 tuổi. Trước mổ, bà bị đau cột sống, nhiều lúc đau không đi được. Nguyên nhân do bị thoát vị đĩa đệm. “Sau mổ, được hướng dẫn tập tôi thấy nhẹ hẳn, đi, ngồi thoải mái.
|
Trong khi đó, phẫu thuật cột sống với các thiết bị thông thường chỉ cho phép nhìn cột sống trên mặt phẳng nên phẫu thuật viên rất khó xác định chính xác chi tiết giải phẫu, do đó có thể đặt ốc, vít, nẹp “va chạm”, gây tổn thương tủy xương, mạch máu hoặc dây thần kinh. Sai sót đó có thể gây tai biến liệt hoặc chảy máu.
TS-BS Hoàng Gia Du chia sẻ, với hệ thống máy O-arm cho hình ảnh không gian 3 chiều của cột sống, các vị trí, hình thái của tổn thương được xác định chính xác trong quá trình phẫu thuật cột sống. Hệ thống này được ứng dụng trong phẫu thuật điều trị các bệnh lý cột sống có chỉ định mổ như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, dị dạng, u đốt sống, chấn thương.
O-arm làm giảm tỷ lệ phẫu thuật lại do bắt vít sai vị trí; hệ thống này cho độ chính xác về vị trí bắt vít đạt đến 93 - 100%; so với tỷ lệ từ 72 - 92% của phương pháp thông thường, qua đó giảm các biến chứng phẫu thuật. Liều tia xạ của O-arm cũng rất thấp nên bệnh nhân và phẫu thuật viên và nhân viên y tế được an toàn hơn. Đặc biệt, nhờ cho độ chính xác cao, O-arm cho phép các bác sĩ thực hiện thành công các ca phẫu thuật phức tạp.
tin liên quan
5 nguyên nhân đau lưng ít ngờ tớiThủ phạm gây đau lưng có
thể là do những thói quen sống hằng ngày của chúng ta, theo
Everydayhealth.
TS-BS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Bạch Mai cho biết: Hệ thống máy O-arm giúp thời gian mổ được rút ngắn còn một nửa so với trước; 3 ngày sau mổ, bệnh nhân đã có thể đi lại được. Thời gian gây mê ít hơn, mức độ sang chấn ít hơn nhờ đó thời gian hồi phục nhanh hơn. Đây là hệ thống thiết bị mới lần đầu tiên có mặt tại VN nên BV đang xây dựng mức chi phí, là cơ sở kiến nghị Bảo hiểm xã hội VN chi trả cho bệnh nhân thông qua quỹ bảo hiểm y tế.
tin liên quan
Xương khớp nào đau nhức mới đáng lo?Thời tiết miền Nam vẫn còn se lạnh, nhất là về đêm rạng sáng, trong khi miền Bắc và Trung đang vào mùa mưa rét ngày càng khắc nghiệt.
Bình luận (0)