5 loại bệnh 'thích' tấn công phái yếu

07/08/2017 09:26 GMT+7

Có một số loại bệnh thường gặp tưởng chừng như không phân biệt nam nữ nhưng thực tế lại có sự khác biệt lớn trong tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 giới mà phụ nữ có nguy cơ cao hơn.

Trầm cảm. Các chuyên gia y tế cho biết tỷ lệ nữ giới mắc bệnh trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới. Điều này khá dễ hiểu bởi phụ nữ, thường nhạy cảm, yếu mềm và bất ổn hơn so với đàn ông. Do đó, trước những biến động lớn trong cuộc sống hoặc trong một số giai đoạn phát triển nhất định như dậy thì, mang thai, mãn kinh... phụ nữ dễ trở nên tiêu cực và gặp phải một số vấn đề tâm lý nặng nề.
Để không bị trầm cảm tấn công, chị em ngoài việc điều chỉnh tâm lý, vận động nhiều, thiền định, nuôi dưỡng đam mê cá nhân, kết bạn nhiều... cần ăn thực phẩm giàu protein, ít chất béo như: các loại đậu, rau xanh, sữa ít béo hoặc pho mát nhằm cải thiện tâm trạng xấu.
Các loại bệnh về tim mạch. Thành mạch máu trong tim của nữ giới tương đối nhỏ, mạch máu phân bổ cũng phức tạp, triệu chứng không rõ ràng nên khiến các bệnh về tim mạch ở phụ nữ khó phát hiện hơn nam giới. Điều này vô tình gây ra hiện tượng chẩn đoán nhầm hoặc bỏ lỡ đi thời cơ điều trị tốt.
Theo các bác sĩ tim mạch, ngoài việc kiểm tra tim mạch định kỳ, khống chế 3 yếu tố (huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết cao), hằng ngày nên ăn ít dầu, ít muối, ít chất béo, ăn nhiều rau củ quả, không hút thuốc, không uống rượu. Trước khi đi ngủ uống một chút nước, có thể phòng tránh đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Loãng xương. Nữ giới dễ bị loãng xương hơn nam giới do cấu trúc xương yếu hơn, mật độ xương cũng ít hơn. Đặc biệt, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, sự thay đổi về nội tiết tố cũng khiến xương của phụ nữ bị yếu đi nhanh chóng.
Vận động một cách điều độ có thể kích thích xương, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp xương chắc khỏe; cần ăn nhiều loại thực phẩm giàu can xi, thường xuyên ra ngoài sưởi nắng có thể tăng cường sức khỏe cho xương.

tin liên quan

Gắp hạt măng cụt sắp nảy mầm trong dạ dày
Ngày 5.8, phòng nội soi, khoa chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang) cho biết vừa gắp 1 hạt măng cụt sắp nảy mầm nằm trong dạ dày của bà N.T.C (55 tuổi, ngụ H.Tịnh Biên, An Giang).

Viêm khớp gối. Cấu tạo bẩm sinh, gân, dây chằng và xương của nữ giới đều không khỏe bằng nam giới. Thêm nữa, xương chậu của nữ giới lớn hơn nam giới, ngả về phía sau nên áp lực đặt lên vùng chân không cân bằng, từ đó khớp hông và khớp gối dễ bị tổn thương. Những phụ nữ thường mang giày cao gót có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp rất cao.
Rối loạn tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa bẩm sinh của nữ giới không tốt bằng nam giới nên nữ giới mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn nam giới. Do đó, nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa như táo bón, khó tiêu, đường ruột... ở phái yếu cao gấp 2 - 3 lần so với phái mạnh, theo thông tin trên trang Epochtimes.
Cách tốt nhất để phòng tránh hiện tượng rối loạn tiêu hóa là giảm lượng thức ăn bằng cách chia nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên để tâm trạng thoải mái, ăn chậm nhai kỹ, tập trung thưởng thức mùi vị món ăn, không nên vừa ăn vừa nghĩ hoặc làm việc khác. Hạn chế ăn đêm và ăn vặt, ăn ít đồ lạnh, dầu mỡ, cay nóng. Cố gắng để tâm trạng thoải mái, căng thẳng hay áp lực đều sẽ làm tổn thương tới đường tiêu hóa. Ngoài ra, tập thể dục, ngồi thiền, nghe nhạc cổ điền cũng có thể giúp tinh thần thoải mái.

tin liên quan

Xoài có thật sự tốt cho người bị tiểu đường?
Xoài được mệnh danh là 'vua' của các loại trái cây và là một trong những trái cây ngon nhất được trồng ở các nước nhiệt đới. Theo phương pháp chữa bệnh Ayurveda thì xoài được sử dụng như thuốc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.