Một nghiên cứu được thực hiện bởi Safe Home, một công ty nghiên cứu và đánh giá ở Los Angeles (Mỹ), đã thử nghiệm trên 3 rèm tắm và khảo sát hơn 500 người.
Kết quả đã phát hiện tuổi thọ của vi khuẩn trên rèm tắm cao gấp 60 lần so với trên bệ ngồi vệ sinh. Chứng tỏ rèm tắm là bề mặt bẩn nhất trong phòng tắm.
Các chủng vi khuẩn có trên rèm tắm bao gồm vi khuẩn hình que gram âm và gram dương.
Các tác giả nghiên cứu cho biết phần lớn các vi khuẩn hình que gram âm có hại cho con người và có thể kháng kháng sinh.
Đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước
Các chuyên gia cho biết, vi khuẩn từ phân, có thể lây lan từ bồn cầu sang rèm và bàn chải đánh răng qua vòi phun vệ sinh hoặc lực xả bồn cầu.
Đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng.
Sau khi những vi trùng này bám trên rèm tắm, các vi khuẩn khác sẽ nhân lên trong môi trường nóng, ẩm và thường tối của phòng tắm.
Các chuyên gia nói rằng vi khuẩn tồn tại và thậm chí phát triển mạnh từ các chất dịch do ho, ợ...
Đối với những người khỏe mạnh, thì những mầm bệnh này không có vấn đề gì, ông nói.
Mặc dù các vi sinh vật này có thể gây nhiễm trùng vết thương và làm cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu bị bệnh nặng thêm, các chuyên gia đồng ý rằng vi khuẩn ở rèm tắm không phải là mối đe dọa, bác sĩ Jeffrey Brown, từ Phòng khám Cleveland ở Ohio (Mỹ), nói với Healthline.
Bác sĩ Brown cho biết 80% vi khuẩn trên rèm tắm gồm 2 loại vi khuẩn: sphingomonas và methylobacterium.
Một chủng chỉ gây nhiễm trùng trong những trường hợp rất hiếm và chỉ tác hại ở những người có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân ung thư, bệnh tự miễn hoặc HIV.
Chủng còn lại là loại gây ra mùi khó chịu cho cơ thể, nhưng không gây hại.
Bác sĩ Brown lưu ý rằng, có một lượng nhỏ E.coli, gây tiêu chảy, nhưng không đáng lo lắng.
Vấn đề gây lo ngại là nấm mốc
Bác sĩ Brown cho rằng phần lớn rủi ro là do dị ứng nấm mốc và dùng chung vòi hoa sen giữa các thành viên trong gia đình.
Cả vi khuẩn và nấm mốc đều phát triển mạnh trong môi trường nhà vệ sinh.
Theo Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia Mỹ, tiếp xúc với nấm mốc dẫn đến các vấn đề sức khỏe như kích ứng mắt, ho mạn tính, phát ban và đau họng.
Trẻ em, người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch yếu dễ bị rủi ro hơn, theo Healthline.
Làm sạch rèm tắm thế nào?
Các chuyên gia khuyên nên thường xuyên làm sạch rèm tắm để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Becky Rapinchuk, tác giả của cuốn sách “Hướng dẫn vệ sinh cho ngôi nhà khỏe mạnh”, khuyên nên vệ sinh rèm hằng tháng hoặc ít nhất sau mỗi quý nếu tắm hằng ngày. Nên thay rèm tắm khi thấy xuất hiện nấm mốc hoặc khi thấy vết bẩn nhưng không thể làm sạch hoặc thay hằng năm, theo Healthline.
Cũng có thể phun tường và rèm sau khi tắm bằng dung dịch sau:
- 1/2 cốc vodka
- 1 ly nước
- 10 giọt tinh dầu bạc hà
Thông gió đúng cách phòng tắm cũng rất quan trọng.
Bình luận (0)