[VIDEO] Nỗi ám ảnh bị rắn độc cắn bất ngờ trong mùa lũ miền Tây
|
Cao điểm những ngày lũ lên cao, mỗi ngày khu điều trị của Trại rắn Đồng Tâm tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân. Từ tháng 8 đến nay, có hơn 350 ca bị rắn độc cắn trong tình trạng nguy kịch.
Theo BS Lương, đa phần nạn nhân bị rắn hổ mang đất và rắn lục đầu dồ đuôi đỏ cắn. Đây là 2 loài rắn độc phổ biến ở miền Tây; những ngày nước lũ, rắn bị mất chỗ ở nên việc di chuyển của chúng rất khó lường, đặc biệt rất hung dữ.
BS Lương cho biết, các bệnh viện tuyến tỉnh đều có huyết thanh kháng độc nhưng phổ biến là loại huyết thanh đơn giá nên không thể điều trị cho tất cả nọc độc của các loại rắn khác nhau. Điểm cốt yếu trong việc điều trị rắn cắn là phải xác định được rắn gì cắn và phải có loại huyết thanh tương ứng điều trị mới có hiệu quả.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia về rắn ở Trại rắn Đồng Tâm, trong mùa nước nổi, người dân ĐBSCL cần cảnh giác hơn khi di chuyển, làm việc gần các bụi rậm, cây leo... bằng cách dùng gậy gộc xua đuổi từ xa, tạo ra các âm thanh để rắn di chuyển khỏi vị trí nguy hiểm và tránh tiếp xúc với chúng.
Bình luận (0)