Những sai lầm thường gặp khiến bạn khó giảm cân

25/11/2017 12:14 GMT+7

Nhiều người ví giảm cân giống như một cuộc chiến khốc liệt, cho dù bạn có làm đủ mọi cách, đấu tranh tư tưởng để nhịn ăn nhịn uống, số cân vẫn không hề suy giảm, thậm chí còn có chiều hướng đi lên.

Những sai lầm thường gặp
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Anh, Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện đa khoa Hồng Đức, có nhiều quan điểm sai lầm thường gặp khiến cho kế hoạch giảm cân của bạn bị ”phá sản”.
1. Thừa cân thì phải giảm cân
Điều này chưa hẳn là hoàn toàn đúng. Chính xác là giảm khối mỡ thừa, đồng thời duy trì hoặc tăng khối cơ. Rất nhiều người trong những tháng đầu tiên mặc dù đã tích cực luyện tập, áp dụng chế độ ăn kiêng hợp lý nhưng số cân vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu. Họ nghĩ rằng kế hoạch giảm cân như thế là thất bại, rồi chán nản, bỏ cuộc. Hãy quên cái cân đi! Bạn nên biết rằng, ở giai đoạn ban đầu, cân nặng có thể giữ nguyên hoặc giảm rất ít. Lý do là vì khối mỡ giảm nhưng khối cơ lại tăng.
2. Loại bỏ hoàn toàn glucid (hoặc carbohydrat) gồm các chất bột, đường và chất xơ
Vài năm trước đây, những người ăn kiêng được khuyến khích nên dùng thức ăn giàu protein, ít glucid. Từ đó, một vài cách ăn kiêng được xem là không bổ dưỡng và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Thức ăn giàu glucid, ít chất béo như gạo, khoai tây, ngũ cốc lại được đề cao phần nào do khả năng thỏa mãn sự ngon miệng nhưng không cung cấp nhiều calorie.
Hơn nữa, glucid được tiêu hóa và lưu trữ không bằng chất béo. Điều này có nghĩa là mức chuyển hóa glucid cao hơn khi cơ thể chuyển hóa chất béo, làm tăng thân nhiệt, giúp làm giảm sự ngon miệng. Các nhà dinh dưỡng học khuyên mỗi ngày nên dùng 6 - 11 lần các loại ngũ cốc như bánh mì, cháo...
3. Tránh xa chất béo
Cũng giống như chất bột đường, cơ thể nếu thiếu chất béo sẽ cảm thấy thiếu thốn. Vì thiếu nên phải tăng cường sử dụng chất đạm dự trữ chủ yếu ở cơ để bù vào lượng chất béo bị thiếu hụt trong khi lượng mỡ lại không hề giảm mà cơ lại bị teo, nhão.
4. Dư cân do suy dinh dưỡng
Nghe có vẻ phi lý nhưng bạn nên biết rằng, những người thừa cân vẫn có thể bị suy dinh dưỡng. Đây là hậu quả của việc ăn uống không hợp lý, nhịn ăn, dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu vi chất, vitamin. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, rối loạn chuyển hóa chất mỡ tích tụ.

tin liên quan

Giảm cân quá nhanh có hại gì cho sức khỏe?

Khi bắt đầu chế độ ăn kiêng và tập luyện, hầu hết mọi người mong muốn giảm cân nhanh. Tuy nhiên, việc tự ép cơ thể giảm cân quá nhanh có thể mang lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe. 

Xây dựng thực đơn giảm cân
Bước 1: Xác định mức độ béo phì và lựa chọn thực đơn giảm cân
- Xác định mức độ béo phì bằng cách tính chỉ số BMI.
- Lựa chọn thực đơn giảm cân có năng lượng thấp hơn so với khẩu phần ăn hiện tại: Nếu giảm 500 Kcal - 1.000 Kcal/ngày, sẽ giảm 0,5 - 1 kg trọng lượng cơ thể mỗi tuần và giảm 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng.
- Thực đơn có thể áp dụng tại nhà với năng lượng thấp nhất là 1.000 Kcal/ngày, kết hợp bổ sung các vitamin và khoáng chất.
Bước 2: Xây dựng thực đơn đủ 4 nhóm thực phẩm
- Nhóm chất bột đường: Giảm bớt lượng cơm, thay bằng bánh mì, bún, bánh phở bằng bắp, khoai các loại…
- Nhóm chất đạm: Thay thịt mỡ bằng thịt nạc, cá, tôm, đậu hũ…
- Nhóm chất béo: Thay mỡ bằng dầu thực vật. Không ăn các thực phẩm giàu chất béo, giàu cholesterol.
- Nhóm rau củ quả và trái cây: Ăn đủ rau củ quả, thay trái cây ngọt bằng trái cây ít ngọt (ổi, táo ta, lê, bưởi, cam…).
Bước 3: Chế biến bữa ăn phù hợp với sức khỏe
- Thức ăn nên hấp, luộc, kho, hạn chế chiên xào.
- Giảm ăn mặn: Muối, bột ngọt, bột nêm, nước mắm, nước tương, tương, chao, các loại khô...
Năng lượng từ thực phẩm
- Nhóm chất bột đường: 100g cung cấp 400 Kcal.
- Nhóm chất đạm: 100 gr cung cấp 400 Kcal.
- Nhóm chất béo: 100 gr cung cấp 900 Kcal.
- Nhóm vitamin và khoáng chất: Không cung cấp năng lượng.
Thực đơn cho người béo phì
Năng lượng 1.000 kcal
Thực đơn cho người béo phì
Năng lượng 1.200 kcal
Thực đơn cho người béo phì2
Năng lượng 1.400 kcal
Thực đơn cho người béo phì3

tin liên quan

4 loại thực phẩm khiến bạn trông già trước tuổi

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng khiến một người trông già hay trẻ hơn so với tuổi thật. Các yếu tố này có thể kể đến như di truyền, hút thuốc, tiếp xúc ánh nắng mặt trời và đặc biệt là dinh dưỡng. 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.