Quên giấc mơ là điều xảy ra với hầu hết mọi người. Theo Thomas Andrillon, nhà thần kinh học tại Đại học Monash ở Melbourne, Úc: “Chúng ta có xu hướng quên ngay những giấc mơ, và hiếm khi có người nhớ về nó".
tin liên quan
5 hiện tượng kỳ lạ xảy ra khi đang ngủ khiến nhiều người hoảng sợMột trong những lý do là, theo các nhà khoa học, đó là cách hoạt động của hippocampus. Cấu trúc cong này trong não, thực sự đáp ứng vai trò quan trọng.
Đây là một trong nhiều cấu trúc, cùng với vùng đồi dưới và amygdala, giúp chúng ta cảm nhận và phản ứng với môi trường. Nó cũng chuyển đổi trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Neuron phát hiện rằng vùng đồi dưới là phần cuối của não rơi vào giấc ngủ.
"Vì vậy, bạn có thể thức dậy mà nhớ một giấc mơ trong trí nhớ ngắn hạn, nhưng vùng đồi dưới không thể giữ được ký ức đó dù bạn đã tỉnh", Andrillon giải thích.
Điều này giải thích tại sao đôi khi, bạn thức dậy với một ký ức sống động về một giấc mơ nhưng rồi sẽ quên nó trong vòng vài phút.
Theo các nhà nghiên cứu Pháp, não chúng ta mất khoảng hai phút để hoạt động lại bình thường và lấy lại khả năng lưu trữ những ký ức dài hạn.
Các nghiên cứu khác đưa ra một lời giải thích khác. Một nghiên cứu năm 2017 đã xem xét các hoạt động của dẫn truyền thần kinh trong não trong khi ngủ và phát hiện thấy sự sụt giảm acetylcholine và noradrenaline, còn được gọi là norepinephrin. Cả hai chất dẫn truyền thần kinh này rất quan trọng để lưu trữ bộ nhớ.
Một lời giải thích thứ ba cho thấy hay quên giấc mơ là vì giấc mơ đó không đủ thú vị.
Nhưng nếu bạn không muốn quên những giấc mơ của mình thì sao?
Các chuyên gia nói rằng mỗi khi bạn ngủ, hãy nhắc nhở bản thân nhớ lại những giấc mơ của bạn. Vì theo các chuyên gia, cố gắng nhớ giấc mơ là cách đào tạo bộ não hoạt động tốt hơn.
Bình luận (0)