Thường xuyên đói là dấu hiệu cảnh báo điều gì?

Ngọc Lam
Ngọc Lam
30/05/2018 00:12 GMT+7

Đói là dấu hiệu tự nhiên nói rằng cơ thể cần thức ăn để các chức năng cơ thể hoạt động thích hợp.

Những cơn đói chỉ trở thành vấn đề khi mới ăn xong đã đói hoặc thời gian đói giữa hai bữa ăn liền nhau có khoảng cách rất gần. Dưới đây là những cảnh báo của sức khỏe qua các cơn đói thường xuyên, theo boldsky.
Thiếu protein
Protein là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể chúng ta. Protein giúp giảm đói, do đó bạn sẽ ăn ít khi cơ thể đã đủ protein. Protein làm tăng sản xuất các hoóc môn tạo tín hiệu no và làm giảm hoóc môn kích thích cơn đói.
Vì protein có khả năng kiểm soát các hoóc môn đói, nên sự thiếu hụt protein có thể gây ra cơn đói thường xuyên.
Thiếu ngủ
Ngủ đủ giấc là điều bắt buộc để cơ thể hoạt động đúng đắn. Bên cạnh đó, giấc ngủ có khả năng kiểm soát sự thèm ăn của chúng ta khi nó điều chỉnh hoóc môn ghrelin - hoóc môn thèm ăn. Khi thiếu ngủ, mức hoóc môn này giảm và gây ra cơn đói thường xuyên.
Ăn quá nhiều carb tinh chế
Carb là cần thiết cho cơ thể của chúng ta giống như protein, vitamin… Nhưng tiêu thụ tinh chế carb mà không có vitamin, chất xơ, và khoáng chất có thể gây ra cơn đói thường xuyên. Các loại carb tinh chế như bột mì trắng, mì ống, bánh mì, kẹo, đường chế biến hoặc nước uống có ga có thể khiến bạn cảm thấy đói hơn.
Thiếu chất béo
Hiện nay, nhiều người có xu hướng tiêu thụ thức ăn không có chất béo để duy trì ngoại hình mong muốn. Nhưng sự hiện diện của chất béo cũng cần có để xoa dịu dạ dày của chúng ta.
Chất béo làm giảm thời gian vận chuyển đường tiêu hóa và cho phép dạ dày mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn.
Bên cạnh đó, chất béo cũng hỗ trợ trong việc phóng thích hoóc môn no. Vì vậy, thiếu chất béo có thể làm bạn đói thường xuyên.
Mất nước
Hai phần ba cơ thể của chúng ta bao gồm nước. Nước rất quan trọng cho các hoạt động tích cực của cơ thể. Uống đủ lượng nước trong ngày không chỉ làm giảm nguy cơ mắc một số vấn đề về sức khỏe mà còn giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, nước cũng mang lại cảm giác no, giúp bạn cảm thấy ít đói hơn. Nếu bạn uống một ly nước ngay trước bữa ăn, bạn sẽ ăn ít thức ăn hơn.
Thiếu chất xơ
Nếu bạn cảm thấy đói thường xuyên, lý do có thể là sự thiếu hụt chất xơ trong chế độ ăn uống. Thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát cơn đói vì nó làm chậm quá trình tiêu hóa. Nó cũng phóng thích hoóc môn giảm sự thèm ăn và làm tăng sản xuất a xít béo chuỗi ngắn, làm cho dạ dày no.
Phân tâm trong khi ăn
Trong thế giới bận rộn này khi mọi người đang chạy đua để trở thành những cá nhân xuất sắc, mọi người hầu như không có thời gian để tập trung vào thức ăn mà họ ăn. Phân tâm trong khi ăn uống có thể gây hại cho sức khỏe, do mắt dán vào máy tính xách tay hoặc truyền hình làm tăng nguy cơ ăn nhiều.
Tập thể dục quá nhiều
Nếu bạn tập thể dục thường xuyên, nó có thể gây ra cơn đói thường xuyên. Khi cơ thể tham gia vào quá trình đốt cháy calo nghiêm ngặt, nó sẽ mất một lượng mỡ cơ thể thích hợp.
Vì vậy, cơ thể có xu hướng đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất và làm tăng nguy cơ thèm ăn.
Uống rượu quá nhiều
Uống rượu gây hại cho sức khỏe và nguy cơ này càng tăng cao khi uống quá nhiều. Uống quá nhiều rượu gây suy yếu não và khiến bạn cảm thấy đói thường xuyên. Nó sẽ gây đói và làm giảm sự sản xuất hoóc môn viên mãn.
Ăn nhanh
Thông thường, chúng ta vội vàng đến nỗi chúng ta ăn thức ăn rất nhanh. Trong quá trình này, cơ thể chúng ta không cảm thấy no khi ăn khiến cho đói thường xuyên. Nhai thức ăn từ từ giúp giải phóng hoóc môn chống đói và kiểm soát sự thèm ăn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.