Bé tên là Tiểu Mãn, bắt đầu được bố mẹ cho xem các đoạn video trên điện thoại thông minh từ khi mới 1 tuổi. Chiếc điện thoại là thứ duy nhất có thể khiến cô bé ngồi im ngoan ngoãn, đặc biệt là khi quấy khóc, theo Next Shark.
Tiểu Mãn được cho xem video trên điện thoại của bố hoặc mẹ. Nhiều lần cô bé được thỏa thích xem mà không có sự giám sát của người lớn.
Qua thời gian, cặp vợ chồng trẻ phát hiện Tiểu Mãn bắt đầu nheo và dụi mắt khi xem điện thoại. Ban đầu, họ không để ý đến hành động của con gái. Đến khi nó diễn ra thường xuyên, hai vợ chồng đã đưa con đến khám bác sĩ.
Bố mẹ Tiểu Mãn đã nhận tin sét đánh. Con gái họ cận đến 9 độ dù chỉ mới 2 tuổi, theo China’s National Business Daily.
Thật không may cho Tiểu Mãn, bác sĩ tin rằng tình trạng thị giác của bé là không thể đảo ngược, thậm chí cận thị có thể ngày càng nặng hơn.
tin liên quan
Có nên cho trẻ nhỏ ăn trứng gà, ăn bao nhiêu là đủ?Trong những năm gần đây, cận thị đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ nhiều nước châu Á. Các chuyên gia tin rằng lối sống thành thị, đặc biệt là thói quen ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình, là nguyên nhân chủ yếu khiến cận thị gia tăng.
Việc cho trẻ nhỏ chơi nhiều với các thiết bị cầm tay như điện thoại, máy tính bảng sẽ làm tăng nguy cơ cận thị. Vì trẻ nhỏ thường không được kiểm tra sức khỏe mắt nên bố mẹ cần nhận biết một số dấu hiệu cận thị ở con.
Những biểu hiện thường thấy nhất là trẻ không thể đọc được chữ viết ở khoảng cách xa và hay nheo mắt, South China Morning Post dẫn lỡi các chuyên gia.
Các bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo trẻ dưới 3 tuổi không nên sử dụng điện thoại thông minh cũng như nhiều thiết bị kỹ thuật số khác. Trẻ từ 3 đến 6 tuổi chỉ dùng khoảng 30 phút/ngày, lý tưởng là từ 15 đến 20 phút, theo Next Shark.
Bình luận (0)