Chỉ trong thời gian ngắn sau khi được đưa lên Facebook, bộ tranh “Sự ồn ào của bầy cừu” và “Từ đâu có bầy cừu” đã có hơn 10 triệu lượt tiếp cận với hơn 100 ngàn tương tác trong đó hơn 93% các phản hồi có tính tích cực. Các bức tranh đưa đến cho người xem thông điệp mạnh mẽ về vấn
nạn vu khống, tin giả (fake news); kêu gọi người tham gia MXH có trách nhiệm và nhận thức đúng đắn trước những vấn nạn này.
Anh Lâm Hiền thuộc team S-Studio, tác giả của bộ tranh nói trên cho biết: “Với
dự án này, chúng tôi hy vọng tạo nên môi trường thông tin văn minh hơn và nâng cao ý thức
cộng đồng; đừng vô tình trở thành lưỡi dao nguy hiểm của kẻ trục lợi giật dây đứng phía sau”.
“Trong bộ tranh sau đó mang tên “Từ đâu có bầy cừu?”, chúng tôi muốn lý giải về nạn tấn công cá nhân (định kiến có từ trước đó; vì tình bằng hữu nên tấn công đối thủ để bênh vực bạn mặc kệ đúng sai; tiếp nhận thông tin phiến diện; ghen tị đối với thành công của người khác...) có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng mà mỗi người tham gia không lường trước được”, anh Lâm Hiền nói và chia sẻ thêm, đã từng có một
học sinh nữ tự tử chỉ vì xấu hổ do bị cộng đồng mạng đồng loạt quy kết em là nhân vật chính trong một clip nóng, trong khi đó lại là một người hoàn toàn khác. Khi biết là sai, không ai trên MXH từng công kích trước đó có lời xin lỗi, nhận trách nhiệm. Chỉ có nỗi đau mất con của
gia đình là còn lại mãi mãi.
“Có thể, người tung
tin đồn thất thiệt chỉ nhằm mục đích duy nhất là “câu view, câu like” chứ không hề nghĩ đến hậu quả hoặc cố tình tấn công nạn nhân, nhưng không ai kiểm soát được những điều xảy ra sau đó. Vô tình đã như thế, vậy hãy hình dung nếu cố tình tạo ra hàng loạt nội dung với chủ đích nhắm vào ai đó, thì một bộ phận đám đông đã vô tình trở thành công cụ đắc lực cho những kẻ chủ mưu. Điều này thực sự đáng báo động”, anh Lâm nói.
Bình luận (0)