Có nên mở cửa cho du khách quốc tế?

08/10/2020 08:48 GMT+7

Một số điểm du lịch hấp dẫn tại Đông Nam Á đang dần mở cửa đón khách trở lại. Tại Việt Nam, các đường bay thương mại quốc tế đã dần nối lại, nhưng việc có nên mở cửa đón du khách vẫn còn nhiều tranh cãi.

Các nước rục rịch mở cửa
Ngay khi tình hình dịch bệnh ở Thái Lan cơ bản được kiểm soát, ngành du lịch nước này đã liên tục phát động nhiều chương trình kích cầu “khủng” để vực dậy thị trường. Từ giữa tháng 9, chính phủ Thái Lan quyết định cấp thị thực đặc biệt dành cho khách quốc tế bắt đầu từ tháng 10, làm tiền đề để thực hiện “mô hình Phuket” theo đúng kế hoạch định trước. Loại thị thực này có giá trị lên tới 90 ngày và có thể kéo dài tới 270 ngày sau khi được gia hạn 2 lần.

Phát hiện cô gái về từ Australia mắc Covid-19, Việt Nam có 1.099 bệnh nhân

Tạm dừng các chuyến bay quốc tế chở khách vào Việt Nam, chờ hướng dẫn

Trước đó, Vietnam Airlines đã thực hiện chuyến bay thường lệ chở khách từ Hàn Quốc về Hà Nội hôm 25.9 và Vietjet Air thực hiện 1 chuyến bay từ Hàn Quốc về TP.HCM vào 30.9. Theo kế hoạch xây dựng ban đầu, các hãng này sẽ thực hiện 1 tuần/chuyến với đường bay Hàn Quốc về Hà Nội và TP.HCM, song trong tuần trước các chuyến bay đang tạm thời dừng lại. Trao đổi với Thanh Niên tối 7.10, đại diện Bộ GTVT cho biết việc tạm dừng do phương thức quản lý, cách ly hành khách từ các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách vào Việt Nam chưa thống nhất, nên phải chờ hướng dẫn từ các cơ quan liên quan.
Trong khi đó, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội và UBND TP.HCM lấy ý kiến đối với lịch khai thác các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và các nước. Trên cơ sở góp ý của các địa phương, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT sẽ xem xét, cấp phép bay cho các hãng hàng không trong thời gian tới.    
Mai Hà
Cụ thể, du khách khi nhập cảnh vào Thái Lan sẽ phải cách ly 14 ngày trong các khách sạn mà chính phủ nước này chỉ định. Du khách tự trả phí cách ly, cùng với phí thị thực 2.000 baht (khoảng 64 USD). Sau đó, nếu có kết quả âm tính với vi rút SARS-CoV-2, du khách được phép đi lại trong các khu nghỉ dưỡng như Phuket. Trường hợp 7 ngày tiếp theo vẫn khỏe mạnh, khách quốc tế sẽ được du lịch sang các tỉnh khác của Thái Lan. Dự kiến hôm nay (8.10), sẽ có khoảng 120 du khách đến Thái Lan trên một chuyến bay từ TP.Quảng Châu (Trung Quốc). Sau Thái Lan, Bộ Du lịch Campuchia cũng vừa công bố bảng hướng dẫn phòng ngừa dịch bệnh đối với khách du lịch nước ngoài khi đến nước này. Du khách đến Campuchia được yêu cầu xuất trình bảo hiểm du lịch toàn diện.
Malaysia và Singapore đã chính thức mở cửa biên giới giữa hai nước sau khi cùng nhau xây dựng 2 bộ quy tắc đi lại trong bối cảnh dịch bệnh, được gọi là Làn xanh (RGL) và Thỏa thuận đi lại định kỳ (PCA). Theo RGL, chỉ có 400 người được cho phép thông quan mỗi tuần. Đối với PCA, hạn ngạch là 2.000 người/ngày. Trước đó, sau khi Singapore đơn phương mở cửa biên giới cho các chuyến đi ngắn hạn và du lịch phổ thông đến Brunei, hai nước đã ký kết thiết lập làn xanh đối ứng cho phép đi lại xuyên biên giới cho các mục đích thiết yếu từ ngày 1.9. Đối với khách du lịch từ Brunei đến Singapore, cơ quan chức năng Singapore hoặc công ty du lịch bảo lãnh sẽ thay mặt họ xin cấp SafeTravel Pass - thẻ thông hành cho việc đi lại an toàn. Khi thẻ này được thông qua, khách du lịch sẽ nhận được thư chấp thuận để nhập cảnh.
Có nên mở cửa cho du khách quốc tế ?

Du khách tham quan TP.HCM sau khi dịch bệnh được kiểm soát

Ảnh: Ngọc Dương

Thí điểm đón khách nghỉ dưỡng ?

Gần 1 tháng sau khi chính thức nối lại các đường bay thương mại quốc tế, không ít doanh nghiệp (DN) Việt Nam kỳ vọng Chính phủ sẽ có những bước đi táo bạo hơn với thị trường du lịch. Đại diện Tổng cục Du lịch cho biết đơn vị này đang xây dựng kế hoạch, sẵn sàng kịch bản và các phương án trong trường hợp Chính phủ cho phép đón khách quốc tế.

Ủng hộ chủ trương xây dựng Hành lang đi lại ASEAN trong dịch Covid-19

Theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 7.10, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng đoàn Quan chức cao cấp ASEAN - Việt Nam, chủ trì Hội nghị trực tuyến Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN. Tham dự hội nghị có trưởng SOM các nước thành viên ASEAN và Phó tổng thư ký ASEAN.
Trao đổi về ứng phó chung với Covid-19, hội nghị thông qua Tài liệu tham chiếu (TOR) thành lập Kho dự trữ vật tư y tế khu vực và Quỹ ASEAN ứng phó với dịch bệnh. Các quan chức ASEAN cũng đề nghị các quan chức y tế ASEAN sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng phó chung của ASEAN đối với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (SOP). Tại hội nghị, các nước đã cho ý kiến về dự thảo ban đầu Khung phục hồi tổng thể ASEAN cùng kế hoạch triển khai của các kênh chuyên ngành và ủng hộ chủ trương xây dựng Hành lang đi lại ASEAN trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Thảo luận về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các nước nhất trí ủng hộ đề xuất của Việt Nam ra Tuyên bố ASEAN+3 về tự cường kinh tế và tài chính để ứng phó với các thách thức đang nổi lên.
Vũ Hân
Dẫn câu chuyện khu resort Hoa Tiên Paradise (Hà Tĩnh) đang lên kế hoạch mở những chuyến bay charter đón khoảng 200 khách Hàn Quốc đăng ký đến nghỉ dưỡng, chơi golf vào tháng 12 tới, ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch VietCircle, cho rằng đã đến lúc Việt Nam nên tính dần tới chuyện mở “hé hé” cho khách quốc tế tới du lịch.
Thực tế, Việt Nam đã trải qua gần 1 năm “rèn luyện” rất tốt các kỹ năng chống dịch. Từ các cơ sở y tế đến khu du lịch, điểm du lịch... từ nhân viên khách sạn đến người dân, tất cả đều được trang bị đầy đủ kiến thức phòng chống cũng như xử lý trong trường hợp dịch tái phát. Chúng ta đang thúc đẩy du lịch nội địa, nhưng du lịch nội địa khai thác tối đa cũng chỉ được khoảng 30% thị trường. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, DN sẽ không có đủ nguồn lực để duy tu, bảo dưỡng, trang thiết bị xuống cấp, nhân sự ngành du lịch rơi rụng dần, để đào tạo lại sẽ vô cùng khó khăn. Vì thế, cần tính việc mở dần du lịch quốc tế một cách có kiểm soát.
Theo ông Huê, có thể bắt đầu từ một số nước gần, đã kiểm soát được dịch bệnh, có thời gian bay ngắn dưới 5 tiếng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... để hạn chế rủi ro lây nhiễm bệnh trên máy bay. Số lượng khách cũng cần giới hạn trong khả năng kiểm soát. Ví dụ mỗi ngày chỉ cho phép 1.000 - 2.000 khách du lịch nhập cảnh. Phương án tối ưu là tập trung đối tượng khách nghỉ dưỡng dài ngày, khách chơi golf. Các điểm đến cũng được khoanh vùng trong phạm vi nhỏ, đảm bảo có thể nhanh chóng kiểm soát trong trường hợp phát hiện khách nhiễm bệnh. Khách sau khi nhập cảnh sẽ được đưa đến thẳng các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch biển tương đối xa dân cư, gần như một dạng cách ly.
Sau 14 ngày nghỉ dưỡng, chơi golf, thực hiện kiểm tra y tế theo đúng quy định, hạn chế tiếp xúc, di chuyển đến những điểm đông dân cư, nếu du khách không phát hiện nhiễm bệnh sẽ được nới lỏng di chuyển tới các điểm vui chơi khác, lịch trình sẽ được các công ty du lịch báo cáo lên cổng thông tin chung của cả nước để kiểm soát.

Ý kiến

Việc mở cửa du lịch từng bước một cách thận trọng không chỉ mang lại tác động về mặt kinh tế mà còn khẳng định rõ hơn Việt Nam là điểm đến thân thiện, an toàn, mở cửa phục hồi kinh tế nhưng vẫn kiểm soát tốt, không làm nhanh, làm ẩu. Một lần nữa chứng tỏ năng lực, nâng cao vị thế của Việt Nam sau đại dịch.
Ông Phan Đình Huê
Thay vì trông chờ mở cửa, các DN, địa phương nên tận dụng tối đa giai đoạn này để nghiên cứu, cơ cấu, làm mới sản phẩm, làm sản phẩm mới, đào tạo lại đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp... chuẩn bị sẵn sàng để bật lên trước khi thị trường thật sự an toàn.
TS Phạm Trung Lương
Về nhu cầu thị trường, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Group, cho biết các nơi ở vùng Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc bắt đầu vào mùa đông. Khá nhiều khách có nhu cầu tìm tới các điểm đến nắng ấm như Việt Nam. Nếu mở cửa du lịch quốc tế, các điểm đến có tiềm năng thí điểm sẽ là Phú Quốc, Bình Thuận, các tỉnh từ phía Nha Trang đổ về. Đối tượng sẽ là khách nghỉ dưỡng, trước khi nhập cảnh phải có xác nhận âm tính trước 14 - 20 ngày tại nước sở tại, trước ngày đi 2 - 3 ngày  phải xét nghiệm lại. Một số vùng, khu vực, điểm đến sẽ được kiểm soát để khách vào tự cách ly và được cấp visa dài hạn.

Chưa có vắc xin, đừng tính chuyện mở

Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Kỳ vẫn nhận định sẽ rất khó để mở cửa đón khách quốc tế vào giai đoạn này. “Mới đây, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh hai nguy cơ lây nhiễm lớn nhất hiện nay là người nhập cảnh vào Việt Nam và mầm bệnh lưu hành trong cộng đồng. Đặc biệt, có trường hợp đã qua 14 ngày cách ly tập trung, đến ngày thứ 20 sau khi nhập cảnh mới phát bệnh. Thời quan quản lý người nhập cảnh đã được nâng lên ít nhất trong vòng 28 ngày. Các biện pháp quản lý chặt người nhập cảnh cho thấy đây chưa phải thời điểm thích hợp để mở cửa cho khách quốc tế”, ông Kỳ nói.
Đồng tình, TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cho rằng chưa thể mở cửa đón khách quốc tế khi chưa có vắc xin. Ngay cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát khá tốt trong nước, trường hợp bệnh nhân mới nhất ở Hải Phòng phát hiện nhiễm Covid-19 khi vừa nhập cảnh Nhật Bản đã kéo theo nhiều tâm lý không tốt, khiến mọi người e ngại, chắc chắn du lịch Hải Phòng cũng chưa thể phục hồi trong giai đoạn này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.