Cụ thể, cà phê nhân xô mỗi ký tại Đắk Lắk là 33.100 đồng, Lâm Đồng 32.000 đồng, Gia Lai 32.800 đồng, Đắk Nông 32.800 đồng. Tại cảng TP.HCM, giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5%, giao dịch giá FOB ở mức 1.358 USD/tấn trong khi cuối tuần trước đã “leo” lên mức 33.500 đồng/kg và đã được dự báo có dấu hiệu hồi phục do một số tỉnh khu vực Tây nguyên đang mưa kéo dài được dự báo sẽ khiến giá cà phê hồi phục sớm.
Trên thế giới, giá cà phê toàn cầu trong nửa đầu tháng 8 giảm do dư cung và ảnh hưởng phần nào từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Sáng nay (20.8), thị trường thế giới giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11.2019 giảm 14 USD xuống 1.319 USD/tấn (giảm 1%). Cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12.2019 giảm 1,55 US cent xuống 94,8 US cent/lb (giảm 1,6%). Theo Hiệp hội Cà phê đặc sản Brazil (BSCA), sản lượng cà phê đặc sản niên vụ 2018/19 có thể giảm tới 30% so với niên vụ trước. Ngoài ra, theo diễn đàn cà phê Việt Nam, chính giá đồng real của Brazil suy yếu đã khiến áp lực cho thị trường khi vụ mùa lớn tại Brazil đang được thu hoạch. Dự kiến, sản lượng cà phê tại Brazil vụ này vẫn ở mức kỷ lục trong năm tới.
|
Trước đó, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã nâng dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2018/19 lên 168,77 triệu bao (loại 60 kg) so với dự kiến trước đó là 167,75 triệu bao, theo Cục Xuất nhập khẩu.
Trong khi giá cà phê chưa có dấu hiệu khởi sắc lắm thì giá tiêu cũng chưa thấy dấu hiệu hồi phục. Tại vùng nguyên liệu tiêu hôm nay, giá tiêu đứng yên tại chỗ với mức thấp nhất 42.000 đồng/kg tại Đồng Nai, 43.000 đồng/kg tại Gia Lai và cao nhất ở Bà Rịa-Vũng Tàu giá tiêu còn mức 45.000 đồng/kg. Còn lại Đắk Nông, Đắk Lắk, Bình Phước mức giá khoảng 44.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiêu Việt Nam đang ở mức 2.800 USD/tấn, chưa bằng một nửa giá 6.000 USD/tấn của tiêu Ấn Độ, tiêu Indonesia đạt mức 3.200 USD/tấn cũng cao hơn giá tiêu Việt.
Bình luận (0)