Đánh thức bất động sản đầy tiềm năng bờ đông sông Hồng

26/04/2021 11:00 GMT+7

Khoảng cách hai bờ đông - tây của sông Hồng dần bị xoá nhoà bởi hàng loạt những cây cầu nối đôi bờ đang được triển khai rầm rộ.

Vùng đất chỉ cách Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội) một cây cầu như Q.Long Biên, H.Gia Lâm (Hà Nội); H.Văn Giang (Hưng Yên)… dần thành điểm nóng về bất động sản.

Bờ đông sông Hồng đầy tiềm năng chờ đánh thức

Một chuyên gia của Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ, ban đêm đứng giữa sông Hồng nhìn từ trên cao xuống sẽ càng thấy rõ, bờ tây rực sáng, sôi động còn bờ đông đầy tiềm năng giống như “nàng công chúa” vẫn mộng mị. Nhưng trong tương lai không xa, “nàng công chúa” sẽ được đánh thức bởi loạt dự án những cây cầu nối đôi bờ sông đang được triển khai để nối hai bờ.
Từ giữa năm 2020, Hà Nội đã tổ chức hội nghị quy hoạch 2 bờ sông với kỳ vọng tạo ra kỳ tích sông Hồng, thúc đẩy bờ đông sớm trở thành thành phố trung tâm phía đông. Nhất là gần đây, quy hoạch sông Hồng được TP.Hà Nội triển khai mạnh mẽ, đang lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để kịp tiến độ dự kiến sẽ phê duyệt trong khoảng tháng 6 tới. Chưa khi nào bờ đông sông Hồng được nhiều người quan tâm như hiện nay.
“Chắc chắn, không ít người cho rằng, giá bất động sản ở bờ đông sông Hồng hiện đã tương đối cao. Nhưng tôi cho rằng, không lâu nữa, khi các cây cầu bắc ngang sông Hồng xây dựng, đưa vào sử dụng sẽ thu hẹp khoảng cách hai bờ. Như vậy, bất động sản bờ đông sông Hồng chắc chắn còn có dư địa lớn để thăng hoa. Những nhà đầu tư có thực lực và thông minh sẽ dễ dàng nhận ra cơ hội hiếm có như vậy", vị chuyên gia nói.
Theo tìm hiểu, TP.Hà Nội đang có 8 cầu bắc qua sông Hồng tính từ phía thượng nguồn: Việt Trì - Ba Vì, Vĩnh Thịnh, Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1) và Thanh Trì.

Rốt ráo bắc cầu nối đôi bờ sông Hồng

TP.Hà Nội đang rốt ráo triển khai các dự án bắc cầu nối đôi bờ sông Hồng

Ảnh Ecopark

Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 thể hiện sẽ xây dựng thêm 10 cầu qua sông Hồng ngoài 8 cầu kể trên: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu hoặc hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục bắc - nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).
Cuối tháng 3 vừa qua, trong buổi làm việc với Thủ tướng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, thời gian tới sẽ đầu tư 2 dự án xây dựng 2 cây cầu bắc qua sông Hồng là cầu Tứ Liên có tổng mức đầu tư khoảng 17.000 tỉ đồng và cầu Thượng Cát có tổng mức đầu tư khoảng 9.000 tỉ đồng.
Để có nguồn lực đầu tư hạ tầng, TP.Hà Nội đã kiến nghị Chính phủ cho phép rà soát quỹ nhà đất công dôi dư sau khi sắp xếp trụ sở, di dời cơ sở sản xuất, giáo dục, y tế... (dự kiến khoảng 8.900 ha) để tổ chức đấu thầu, đấu giá tạo nguồn đầu tư phát triển các công trình giao thông trọng điểm.
Trước đó, trong năm 2020, Hà Nội đã công bố những hình ảnh thiết kế cầu Trần Hưng Đạo nối Q.Hoàn Kiếm với Q.Long Biên. Dự kiến, cầu này có tổng chiều dài khoảng 5,5 km, tổng vốn đầu tư 9.000 tỉ đồng, mặt cầu rộng 31 m, quy mô 6 làn xe và 2 dải đi bộ, tốc độ thiết kế 80 km/giờ. Cây cầu này khi hoàn thành sẽ giảm tải lưu lượng giao thông qua các cầu Vĩnh Tuy và Chương Dương, rút ngắn thời gian di chuyển từ Q.Long Biên (Hà Nội), H.Văn Giang (Hưng Yên) về Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Đáng chú ý, tháng 1.2021 cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có mức đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng đã được khởi công. Cầu có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4 km, mặt cắt ngang 19,25 m (4 làn xe), chiều cao tĩnh không 11 m. Điểm đầu tại Km 0+840 (giao với đường Nguyễn Khoái và phố Minh Khai, Q.Hai Bà Trưng), điểm cuối tại Km 4+312,62 (giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh, Q.Long Biên). Dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2022.
Chưa hết, cuối tháng 5.2020 , Thủ tướng đã đồng ý với đề xuất của UBND TP.Hà Nội về việc xây dựng cầu Mễ Sở vượt sông Hồng, kết nối đường vành đai 4 - QL1 (H.Thường Tín, TP.Hà Nội) với đường vành đai 4 - đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (H.Văn Giang, Hưng Yên). Ngoài những cây cầu kể trên, hàng loạt công trình như nút giao Cổ Linh, tuyến ga Metro số 8 của Hà Nội cũng được triển khai chạy qua khu Đông.

Thành phố xanh Ecopark với vị trí đắc địa được nhiều người kỳ vọng trở thành trung tâm bờ đông sông Hồng

Ảnh Ecopark

Một số chuyên gia bất động sản cho rằng, với khí thế phát triển hạ tầng kết nối bờ tây với bờ đông sông Hồng như vậy, sẽ không lâu nữa, những tiềm năng của bờ đông sông Hồng sẽ được khơi dậy, “nàng công chúa sẽ được đánh thức, trở nên xinh đẹp hơn”.
Đón đầu hạ tầng giao thông đang được hoàn thiện, kết nối hai bờ sông Hồng, hàng loạt dự án lớn cỡ nhiều tỉ USD đã được các doanh nghiệp đầu tư như siêu dự án thành phố xanh Ecopark, Vinhomes Ocean Park, khu đô Thị Đại An (Hưng Yên), Dream Land… Đây sẽ là động lực thúc đẩy bờ đông sông Hồng phát triển.
Tính đến nay, điểm nhấn đáng chú ý ở bờ đông sông Hồng là thành phố xanh Ecopark - khu đô thị từng dành được "giải Oscar" của ngành bất động sản thế giới với giải thưởng đô thị có thiết kế cảnh quan đẹp nhất thế giới.
Ecopark có quy mô trên 500 ha, với tổng mức đầu tư 10 tỉ USD, sở hữu hơn 100 ha cây xanh mặt nước, hồ cảnh quan 54 ha, hơn 1 triệu cây xanh. Trong tương lai, với vị trí đắc địa, Eocopark được kỳ vọng sẽ trở thành đô thị trung tâm của thành phố phía đông của Hà Nội.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.