Chúng ta vẫn chỉ ăn xà lách trộn vì nghĩ rằng ăn xà lách tươi có thể tận dụng tối đa siêu thực phẩm bổ dưỡng trong xà lách.
Nhưng không, bạn có thể đã làm tổn thương tuyến giáp nếu ăn xà lách sống quá nhiều quá thường xuyên, theo Livluna.
Hóa ra, hấp xà lách khi ăn không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn cho phép bạn ăn nhiều hơn, dễ dàng hơn nhiều!
Xà lách có nhiều chất sắt hơn thịt bò, nhiều canxi hơn sữa, có nhiều vitamin A, K, chất chống ô xy hóa, và có khả năng chống ung thư, chống a xít đáng kinh ngạc và có đặc tính chống viêm.
Daily Meal cho biết, theo Viện nghiên cứu Linus Pauling của Đại học bang Oregon (Mỹ), các loại rau họ cải như xà lách, cải thảo, súp lơ xanh và cải thìa chứa Goitrogens, là chất ức chế sản xuất hoóc môn tuyến giáp, có thể kìm hãm hoạt động của tuyến giáp, từ đó gây bướu cổ, suy tuyến giáp, và các ion thiocyanate, có thể lấn át nhu cầu i ốt của tuyến giáp.
Cần phải nấu chín để giảm nồng độ Goitrogen, đặc biệt đối với người có vấn đề về tuyến giáp, phụ nũ mang thai hoặc cho con bú.
Nhưng đừng sợ món xà lách trộn, chỉ khi ăn quá nhiều hằng ngày, tuyến giáp mới bị ảnh hưởng. Ở liều lượng hợp lý, tác hại của các chất này sẽ khá nhỏ và tuyến giáp sẽ không bị tổn hại.
Nếu ăn lượng nhỏ kim chi hoặc cải thảo muối chua, nồng độ Goitrogen sẽ không gây hại nếu dùng đủ i ốt.
Khi cơ thể hấp thụ Goitrogens, cần phải tăng mức i ốt hấp thụ để không bị tổn thương tuyến giáp.
Nếu ăn xà lách vài lần một tuần, giải pháp là hấp trong 5 phút, đồng thời bổ sung i ốt bằng cách ăn rong biển hoặc tảo biển.
Nếu ăn các loại rau này mỗi ngày, hãy hấp lâu hơn.
Ngoài ra, một số loại rau khác cũng nên được nấu chín trước khi ăn như sau, theo ET.
• Rau bó xôi
Rau bó xôi chứa folate, một loại vitamin B thiết yếu, và việc hấp rau bó xôi giúp giữ mức folate không đổi. Ngoài ra, rau bó xôi khi nấu chín ngót xuống còn một lượng nhỏ hơn, do đó dễ tiêu thụ hơn.
Khi ăn rau bó xôi đã được làm nóng, cơ thể sẽ hấp thụ lượng vitamin A và E, protein, chất xơ, kẽm, thiamin, canxi và sắt cao hơn. Các carotenoit quan trọng, như beta-carotene, lutein và zeaxanthin, cũng trở nên dễ hấp thụ hơn, theo ET.
• Nấm
Làm chín nấm bằng bất kỳ hình thức nào, để giúp tăng mức kali.
• Cà rốt
Làm chín cà rốt giúp đảm bảo nhận được nhiều beta-carotene trong cơ thể.
• Cà tím
Trái với cà tím sống, hấp, hoặc xào, cà tím nướng giàu chất chống ô xy hóa hơn nhiều.
• Măng tây
Cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ măng tây do thành tế bào của măng tây dày. Vì vậy, hãy nấu chín trước để phá vỡ các tế bào và giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ tất cả vitamin A, C, E và folate. Nấu chín cũng làm tăng chất chống ô xy hóa như a xít ferulic, theo ET.
• Ớt chuông đỏ
Mặc dù ớt tươi chứa nhiều vitamin C hơn so với nấu chín, nhưng nếu bạn đang tìm cách gặt hái những lợi ích của chất chống ô xy hóa như carotenoids và a xít ferulic thì nên xào hoặc nướng ớt.
• Atisô
Hấp atisô làm tăng mức độ chống ô xy hóa hơn là ăn sống hoặc luộc.
• Cà chua
Nếu ăn cà chua tươi, chỉ nhận được khoảng 4% lượng chất chống ô xy hóa mạnh mẽ lycopene. Đó là vì cà chua sống có thành tế bào dày khiến cơ thể khó hấp thụ lycopene. Tuy nhiên, khi nấu chín, lycopene trở nên dễ dàng hơn cho cơ thể sử dụng, theo ET.
Bình luận (0)