Một trong những ưu tiên hàng đầu của Unilever trên toàn cầu và tại Việt Nam chính là giải quyết ô nhiễm từ rác thải nhựa - cụ thể là xây dựng vòng tuần hoàn cho nhựa, giúp nhựa chỉ "lưu thông" trong nền kinh tế.
Trong năm 2023, Unilever Việt Nam đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng trong việc phát triển bao bì bền vững và xây dựng kinh tế tuần hoàn của nhựa. Cụ thể, doanh nghiệp hướng đến việc thúc đẩy khả năng tái chế của bao bì lên đến 75%, đồng thời cắt giảm 87% nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì thông qua cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế (PCR).
Mô hình Kinh tế Tuần hoàn cũng sẽ tiếp tục được nhân rộng và đẩy mạnh, được thúc đẩy bởi chương trình phân loại rác tại nguồn, giáo dục và truyền thông nhằm thay đổi hành vi trong cộng đồng với quy mô lớn. Từ đó tạo điều kiện cho việc thu gom và tái chế rác thải nhựa nhằm thúc đẩy việc sử dụng nhựa tái chế PCR trong sản xuất bao bì của Unilever Việt Nam. Doanh nghiệp cam kết thu gom và xử lý nhiều hơn lượng nhựa được sử dụng cho bao bì sản phẩm bán ra ngoài thị trường trong năm nay.
Unilever Việt Nam tiên phong trong kinh tế tuần hoàn về rác thải nhựa
Tiếp theo, tham vọng lớn nhất của Unilever Việt Nam là xây dựng chuỗi giá trị phi phát thải đến năm 2039. Do đó, trong năm 2023, doanh nghiệp sẽ cùng đồng hành và hỗ trợ các đối tác xây dựng năng lực và thực hiện các hoạt động đưa phát thải các-bon về "0" vì mục tiêu chung xây dựng chuỗi giá trị phi phát thải.
Chương trình trồng cây do nhãn hàng OMO khởi xướng cũng giúp hấp thụ khí CO2 cho Trái Đất. Mỗi năm, OMO sẽ trồng 200.000 cây xanh hướng tới mục tiêu 1 triệu cây xanh đến năm 2025.
Năng lượng biomass giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính
Bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam chia sẻ: "Người tiêu dùng có xu hướng ủng hộ và mua sản phẩm từ các thương hiệu tạo ra tác động tích cực đến xã hội và môi trường. Hướng tới phát triển bền vững cũng thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường cải tiến sản phẩm không chỉ góp phần vào mục tiêu bền vững mà còn đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, về lâu dài, mô hình kinh doanh bền vững có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, điển hình là cắt giảm chi phí năng lượng. Doanh nghiệp theo đuổi mô hình phát triển bền vững sẽ tạo được động lực và niềm tin cho nhân viên của mình, duy trì và thu hút được nhân tài - đặc biệt là những người trẻ tài năng - mong muốn phát triển sự nghiệp tại các công ty có tầm nhìn và mục đích tốt đẹp, nơi họ có thể tạo ra tác động tích cực đến môi trường, xã hội và con người".
Ngoài môi trường, Unilever và các nhãn hàng, phối hợp chặt chẽ cùng các đối tác Chính phủ, đối tác khối tư nhân, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, còn cam kết giải quyết các vấn đề về sức khỏe, vệ sinh cho mọi người và trao quyền cho phụ nữ nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong xã hội.
Thông qua các chương trình chiến lược hướng đến mục đích tốt đẹp như "Rửa tay với xà phòng vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", "Trường học Xanh - Sạch - Khỏe", "Bảo vệ nụ cười Việt Nam", "Hành trình nhà vệ sinh sạch khuẩn", được thực hiện bởi các thương hiệu tiên phong trong thúc đẩy cuộc sống bền vững như Lifebuoy, Vim, P/S..., Unilever Việt Nam cam kết cải thiện toàn diện sức khỏe và điều kiện vệ sinh cho ít nhất một triệu người dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em tại các trường học trên cả nước.
Đồng thời, chương trình trao quyền cho phụ nữ "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế" của Sunlight sẽ tiếp tục hành trình thành công và sứ mệnh ý nghĩa của mình, mang đến cơ hội đào tạo khởi nghiệp kinh doanh cho ít nhất 100.000 phụ nữ. Chương trình sẽ giúp phụ nữ có kiến thức tốt hơn, sinh kế bền vững hơn và có thể trở thành động lực thúc đẩy phát triển bền vững của toàn xã hội.
Bình luận (0)