Trước đó, vào tháng 4.2009, gia tộc họ Đặng đã hiến tờ lệnh quý liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà gia tộc này gìn giữ trong gần 200 năm cho Nhà nước để thẩm định, khai thác và sử dụng, phục vụ nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia.
|
Tờ lệnh là một văn bản cổ còn nguyên vẹn nhất từ trước đến nay, gồm 4 trang giấy dó, khổ 24x35,5 cm, nêu rõ tỉnh Quảng Ngãi được lệnh Bộ Binh và triều đình quyết định cử binh thuyền đi Hoàng Sa thi hành việc công gồm 3 chiếc thuyền, 24 lính do ông Võ Văn Hùng (lo việc tuyển chọn người), ông Đặng Văn Siểm (đà công).
Tờ lệnh được ban hành ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Giáp Ngọ 1834). Trên tờ lệnh có nhiều dấu ấn.
Ngoài dấu ấn của Quan Bố Chánh sứ Quảng Ngãi còn có các ấn nhỏ dùng để đóng vào nơi ghi tên người và những chữ cần đặc biệt lưu ý đối với người tiếp nhận văn bản. Dấu ấn mang các chữ Quảng Ngãi Án sát theo lối chữ triện và được gọi là kiểm ấn hình vuông, mỗi cạnh 2,5cm.
Theo ông Trần Duy Hải - Phó chủ nhiệm ủy ban Biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao), tờ lệnh là tài liệu vô cùng quý giá, không chỉ có giá trị lịch sử, văn hóa rất lớn mà còn có giá trị về mặt pháp lý, khoa học về chủ quyền quốc gia và đối ngoại, khẳng định rõ ràng chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Tin, ảnh: Hiển Cừ
>> Nâng cao sức tự đề kháng trong bảo vệ chủ quyền, lợi ích dân tộc
>> Tăng cường tuyên truyền chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông
>> Tình yêu biển đảo của Tôn Huy
>> Vạch rõ âm mưu “đường lưỡi bò”
>> Xây dựng Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng
>> Bám biển Hoàng Sa đến cùng
>> Học sinh tiểu học hào hứng tìm hiểu về biển đảo
>> Từ thuở ra Hoàng Sa mở cõi
>> Yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho ngư dân Việt Nam
Bình luận (0)