Đô đốc Cecil Haney cho biết kế hoạch vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta công bố gần đây, theo đó triển khai 60% tàu chiến Mỹ đến Thái Bình Dương từ nay đến năm 2020, theo AP.
|
Một loại thiết bị quân sự tối tân mà ông lấy làm ví dụ là Tàu tác chiến cận bờ (LCS), vốn có thể hoạt động ở vùng nước cạn hơn so với các loại tàu khác, sẽ được Mỹ điều đến Singapore vào năm tới.
Một ví dụ khác là máy bay do thám EA-18G, vốn có thể gây nhiễu hệ thống phòng không của đối phương và bay nhanh hơn tốc độ âm thanh, mà theo Đô đốc Cecil, sẽ có mặt khắp khu vực.
Ngoài ra, còn phải kể đến tàu ngầm tối tân nhất của Hải quân Mỹ, thuộc lớp Virginia, đang đóng nhiều chiếc tại Trân Châu Cảng.
Kế hoạch của ông Panetta làm rõ thêm tuyên bố hồi đầu năm nay của Tổng thống Barack Obama về một chiến lược phòng thủ mới. Theo đó sẽ tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm đối phó với sự vươn lên về quân sự của Trung Quốc.
Hải quân Mỹ hiện có khoảng 285 tàu chiến được chia đều giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tổng số tàu sẽ giảm xuống trong những năm tới do một số tàu “về hưu” và không được thay thế.
Hải quân Mỹ có 11 tàu sân bay, 6 trong số này hiện đã được phân cho Thái Bình Dương.
Kế hoạch của Lầu Năm Góc được cho là tiếp nối từ một chính sách của chính quyền Tổng thống George W. Bush đưa ra từ năm 2006, theo đó Hải quân Mỹ đặt 60% tàu ngầm của lực lượng này ở Thái Bình Dương.
Trong nhiều năm, Hải quân Mỹ phân đều số tàu ngầm của họ giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Trong thời Chiến tranh lạnh, Hải quân Mỹ duy trì 60% tàu ngầm ở Đại Tây Dương nhằm mục đích phòng vệ trước Liên Xô (cũ).
Khang Huy
>> Tương lai hải quân Mỹ
>> Mỹ cân nhắc UNCLOS trước sóng gió biển Đông
>> DDG-1000: Siêu chiến hạm tàng hình để khắc chế Trung Quốc
>> Vũ khí mới của Mỹ ở Thái Bình Dương
>> Mỹ hiện diện nhiều hơn ở Thái Lan
>> Thượng viện Mỹ cân nhắc về UNCLOS
>> Sôi động tên lửa đối hạm
>> Cơn sốt căn cứ không quân trên biển
Bình luận (0)