>> Sân bay Biên Hòa có nồng độ nhiễm dioxin cao nhất thế giới
>> Mỹ tài trợ phục hồi môi trường bị ô nhiễm dioxin
>> Phiên tòa công luận quốc tế cho nạn nhân da cam/dioxin VN
|
Ông Jamey Watt, phía USAID cho biết cụ thể công việc thực hiện tại sân bay Đà Nẵng sẽ là: xử lý khoảng 73.000 m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng xuống dưới mức tiêu chuẩn quốc gia về ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích do Chính phủ Việt Nam ban hành. Cụ thể, sẽ đào đất và bùn bị nhiễm bẩn, đặt trong một kết cấu chứa được xây dựng tại công trường và xử lý bằng công nghệ khử hấp thu nhiệt. Bể chứa đất và trầm tích sẽ rộng 70 m và dài xấp xỉ 100 m. Đất và trầm tích sau khi cho vào bể chứa, sẽ được làm nóng tới 335 độ C thông qua 1.254 giếng truyền nhiệt. 95% sẽ bị phá hủy trong mô, và 5% dioxin sẽ chuyển thành hơi bay ra ngoài, và tiếp tục được xử lý để không bay ra ngoài môi trường.
|
Có thể nói, đây chính là dự án đầu tiên trên thế giới dùng công nghệ ISTD/IPTD (giải hấp nhiệt) để xử lý môi trường nhiễm dioxin.
Quá trình xử lý có ảnh hưởng đến môi trường? Đó là câu hỏi được quan tâm khi dự án bắt đầu khởi động. Phía USAID cho rằng, các biện pháp đảm bảo an toàn sẽ được triển khai để loại trừ bất kỳ tác động có hại nào đối với cộng đồng xung quanh. Tất cả các biện pháp kỹ thuật và giám sát môi trường nghiêm ngặt sẽ được thực hiện trong suốt quá trình triển khai dự án. Chính vì công việc ngưng hẳn vào mùa mưa, nên dự án sẽ kéo dài đến cuối năm 2016.
Cũng chính vì dự án kéo dài nên sẽ gây ảnh hưởng rất lớn cho việc hoạt động của sân bay Đà Nẵng. Tư lệnh Quân chủng phòng không không quân quyết định, nếu phía sân bay Đà Nẵng cần bãi đỗ máy bay, Quân chủng sẽ giao cho bên hàng không khu vực để sử dụng.
Một vấn đề mà người dân Đà Nẵng mong muốn, đó là ngoài khu vực sân bay Đà Nẵng, những khu vực dân cư lân cận có những dấu hiệu nhiễm dioxin nặng, cũng có được phương án xử lý sau dự án này.
Diệu Hiền
Bình luận (0)