Ngày 13.9, trên Facebook xuất hiện bộ biểu tượng cảm xúc có tên Chin & Su. Đáng chú ý, Chin & Su thể hiện 20 biểu cảm khác nhau, kèm theo đó là những câu nói hài hước mà giới trẻ Việt thường sử dụng như: biết chết liền, hết hồn hà, mơ đi cưng, mạnh mẽ lên…
Sau khi bị người Việt nhắc nhở, nữ du khách nước ngoài nhanh chóng rời khỏi đại điện của chùa Linh Ứng ở Đà Nẵng. Người đi cùng cô biết sai và mong mọi người xung quanh thứ lỗi cho cô gái.
Kể từ khi được cập nhật và trình làng trên mạng xã hội lớn nhất thế giới, Chin & Su đã ngay lập tức thu hút sự chú ý, được sử dụng rất nhiều, kể cả khi tán gẫu (chat) hay bình luận (comment) trên Facebook. Không ít người phấn khích và đánh giá tích cực dành cho Chin & Su, như: “rất đáng yêu”, “vô cùng hài hước”, “biểu cảm của chú chim lạc trắng rất ngộ nghĩnh”, “có cả lời cảm ơn, xin lỗi, lẫn những lời ta thán, động viên khích lệ trong bộ biểu tượng này”… Và người dùng mạng xã hội Facebook trên toàn cầu đều có thể tải về và sử dụng.
Đào Trần Bằng (28 tuổi) đã khiến các 'ông lớn' trong ngành công nghệ như Facebook, Google... phải chú ý.
Bộ biểu tượng cảm xúc này là “đứa con tinh thần” của nhóm Sticky Monkey Studio. Dương Ngọc Tân, cựu sinh viên khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Lạc Hồng, người lên ý tưởng và cũng là quản lý của nhóm, hào hứng cho biết: “Thật vui và bất ngờ khi ngày 13.9, vào Facebook thì thấy Chin & Su”.
|
Ngọc Tân kể thêm, vào khoảng giữa tháng 4.2016, cả nhóm vô cùng bất ngờ khi nhận được lời đề nghị từ Facebook thực hiện một bộ biểu tượng cảm xúc. Và cả nhóm bắt đầu lên ý tưởng thực hiện. Tuy nhiên, được Facebook “đặt hàng” đã là niềm hạnh phúc, nhưng để thực hiện đúng lời yêu cầu “phải là một bộ biểu tượng vừa mang xu hướng thuần Việt, vừa hài hước, vui nhộn, phù hợp với thói quen dùng sticker của người Việt thì không hề đơn giản.
Sau vụ MC Phan Anh, dân mạng có sợ 'share' Facebook?
'Cách ta sử dụng Facebook như con dao hai lưỡi, xài tốt thì hữu dụng, không khéo thì đứt tay', Hoàng Nguyên, một bạn trẻ thường xuyên sử dụng mạng xã hội, nhận định.
“Ban đầu, dựa vào yêu cầu từ Facebook, chúng tôi phải lên rất nhiều ý tưởng và hình tượng hoá các yếu tố quen thuộc với người Việt như: chú cuội, chim lạc, cây tre, ông bụt… Cả nhóm mong muốn mang hình ảnh nào đặc trưng nhất của Việt Nam vào bộ biểu tượng này. Và rồi cả nhóm chúng tôi quyết định lựa chọn chú chim lạc và hình tượng hoá lên”, Ngọc Tân nói.
'Tôi thấy hắn một tay sờ ngực cô bé, tay kia cố luồn vào quần em. Khi tôi gạt tay hắn ra, bé gái mới dám chạy lại ôm chặt cánh tay phải của tôi', người giải cứu bé gái thuật lại.
Còn Huỳnh Tấn Phát, người đảm nhiệm phần hoạt hình trong bộ biểu cảm này, cho biết thời gian hoàn thành mọi công đoạn khoảng 5 tháng. Để có được bộ nhân vật như vậy, các thành viên trong nhóm đã phải vẽ rất, rất nhiều. Phải diễn hoạt nó với 20 biểu cảm khác nhau, từ phác thảo, đi nét, lên màu. Sau đó phần animation (hoạt hình) còn vất vả hơn. Nhóm chọn frame by frame (khung hình) để diễn hoạt nhân vật được mượt mà và có hồn hơn, nên cứ mỗi một sắc thái biếu cảm đó, chúng tôi lại vẽ từ 8 - 10 hành động liên tiếp nhau để tạo thành chuyển động.
|
“Nói chung là vẽ vô cùng nhiều mới ra được sản phẩm hoàn chỉnh như đang hiện diện trên Facebook. Và quá trình lên ý tưởng và tạo hình nhân vật là giai đoạn khó khăn nhất bởi các thành viên đã phải chuẩn bị nhiều bản vẽ phác cho các nhân vật khác nhau, bên cạnh đó còn phải diễn hoạt nhân vật mẫu dưới nhiều sắc thái biểu cảm đa dạng”, Tấn Phát kể.
Nếu như giai đoạn phát thảo và vẽ đã gian nan thì giai đoạn lựa chọn từ ngữ minh họa cũng không kém phần khó khăn.
Với sản phẩm KID NEWS, nhóm kỹ sư lập trình phần mềm của Công ty East Agile VN đã giành được hai gói tài trợ trị giá 160.000 USD từ cuộc thi Facebook Vietnam Hackathon của Facebook.
“Việc lựa chọn từ ngữ minh họa cũng khó khăn không kém, chúng tôi mất rất nhiều thời gian để sưu tầm những câu nói phổ biến với người dùng Facebook Việt Nam, cô đọng lại và loại bỏ những từ ngữ chỉ mang tính chất xu hướng để bộ biểu cảm dễ dàng được ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh cũng như tạo sự thích thú với người dùng”, Ngọc Tân kể thêm.
Chia sẻ thêm về dự định sắp tới, Ngọc Tân cho biết cả nhóm sẽ cùng nhau thực hiện thêm các bộ biểu cảm hài hước hơn, vui hơn.
Bạn có thể dạy người dân bản địa ăn món ăn truyền thống của họ được không, khi bạn chẳng biết gì về món ăn ấy? Thậm chí, bạn còn gọi Phở là mì ramen?
Bình luận (0)