Theo CNBC, chi phí tự vệ và hòa giải ngày càng trở thành gánh nặng với Tesla ở thời điểm mà hãng sản xuất ô tô điện đã cắt giảm số nhân viên, đóng bớt cửa hàng và trì hoãn trả nợ. Tesla phải chi bộn tiền để cải thiện dịch vụ, thiết lập dây chuyền sản xuất mẫu Model Y và xây dựng nhà máy Shanghai Gigafactory ở Trung Quốc.
tin liên quan
Apple sẽ gây sốc khi mua lại Disney hoặc TeslaKhông những thế, Cơ quan An toàn giao thông cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) và Cơ quan An toàn vận tải quốc gia Mỹ (NTSB) thường xuyên điều tra về các vụ tai nạn liên quan đến xe Tesla và tính năng tự lái Autopilot. Hai cơ quan khởi động điều tra mới vào tháng 3.2019, sau khi tai nạn chết người có liên quan đến Tesla Model 3 xảy ra ở Florida. Bộ Tư pháp Mỹ cho hay cựu nhân viên Tesla là Salil Parulekar bị cáo buộc biển thủ 9,3 triệu USD từ Tesla bằng nhiều thanh toán chuyển từ nhà cung ứng này sang nhà cung ứng khác.
Tesla cũng bị nhân viên cũ kiện. Marcus Vaughn đang theo đuổi đơn kiện tập thể chống lại Tesla ở bang California, cáo buộc hãng phớt lờ nhận báo cáo về tình hình phân biệt chủng tộc tràn lan tại doanh nghiệp. Ngoài ra, hãng SolarCity do Tesla sở hữu cũng bị SEC điều tra nhiều lần từ năm 2012, theo Probes Reporter.
Phân tích của hãng nghiên cứu pháp lý Plainsite cho thấy ít nhất 38 đơn kiện chứng khoán chống Tesla, Elon Musk hoặc cả hai đã được nộp từ năm 2010, năm doanh nghiệp lên sàn chứng khoán. Chuyên gia Aaron Greenspan, nhà sáng lập Plainsite, so sánh rắc rối của Tesla với tình hình Ford Motor từ năm 1996. Ông cho hay Ford chỉ vướng có một đơn kiện chứng khoán từ năm 2016, và bốn đơn kiện chứng khoán từ năm 1996.
Ngoài đơn kiện chứng khoán, Tesla còn vướng 43 trường hợp phản ánh, kiện tụng về quyền nhân viên, 14 vụ trộm cắp tiền gửi, và 20 vụ không thanh toán cho các nhà cung ứng và chính phủ từ năm 2010. Hãng cũng vướng các đơn kiện liên quan đến công nghệ như Bluetooth không hoạt động, Autopilot khiến xe đi sai làn.
Bình luận (0)