Thai ngoài tử cung trong điều trị hiếm muộn

28/05/2013 03:25 GMT+7

Thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng gây nguy hiểm trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

>> Khói thuốc lá tăng nguy cơ thai ngoài tử cung
>> Nguy cơ gây thai ngoài tử cung
>> Cứu sống một bệnh nhân vỡ thai ngoài tử cung
>> Thai ngoài tử cung có thể tử vong
>> Phát hiện sớm thai ngoài tử cung

Thông thường thì bào thai làm tổ trong lòng tử cung (dạ con) của người mẹ, nhưng vì lý do nào đó, thai không làm tổ trong lòng tử cung mà bám ở vòi trứng (gặp nhiều nhất), buồng trứng, hay trong ổ bụng, hoặc cổ tử cung thì gọi là thai ngoài tử cung (TNTC). Khi phát hiện TNTC phải xử trí ngoại khoa, hoặc nội khoa để bỏ thai, nếu không sẽ gây nguy hiểm khi thai vỡ. Với những trường hợp chị em bình thường (không phải trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm) thì TNTC chiếm khoảng 2%; còn với các trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm thì TNTC dao động ở tỷ lệ từ hơn 2% đến 11%.

Lọc rửa tinh trùng để kết hợp cùng trứng tạo thành phôi trong điều trị hiếm muộn vô sinh
Lọc rửa tinh trùng để kết hợp cùng trứng tạo thành phôi trong điều trị hiếm muộn vô sinh
- Ảnh: T.Tùng
 

Một số yếu tố gây ra

Trong điều trị hiếm muộn vô sinh, có kỹ thuật vi phẫu vòi trứng (phẫu thuật làm thông, hay tái tạo vòi trứng). So với phẫu thuật thông thường thì vi phẫu vòi trứng sẽ giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ thành công cũng như giảm được tỷ lệ TNTC sau đó. Theo chuyên gia của Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM, sự thành công của điều trị hiếm muộn bằng phẫu thuật vòi trứng và nguy cơ TNTC xảy ra sau đó là phụ thuộc vào việc chỉ định và lựa chọn bệnh nhân; bên cạnh đó là tay nghề của phẫu thuật viên và phương tiện hỗ trợ trong phẫu thuật cũng đóng vai trò quan trọng. Một số báo cáo ghi nhận khác cũng cho biết thêm, nếu chuyển phôi (là tổ hợp tạo thành giữa trứng và tinh trùng, trứng và tinh trùng lấy từ vợ và chồng đưa ra môi trường bên ngoài để tạo thành phôi, nuôi dưỡng rồi sau đó chuyển phôi vào buồng tử cung để điều trị hiếm muộn) với nhiều môi trường, bơm phôi mạnh và chuyển phôi ở vị trí quá sâu trong lòng tử cung cũng có thể làm tăng nguy cơ TNTC.

Số liệu thống kê ở 1.295 chu kỳ (trường hợp) làm thụ tinh trong ống nghiệm trong năm 2012 cho thấy, tỷ lệ TNTC dao động từ 2,1 - 9,4%; tỷ lệ này tăng cao (11%) ở những trường hợp có kèm bệnh lý vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu, hoặc người có chỉ định thụ tinh ống nghiệm do tắc vòi trứng. Khảo sát cũng cho thấy, những người có tiền căn viêm nhiễm vòi trứng thì tỷ lệ TNTC tăng gấp 5,5 lần. Còn nếu có phẫu thuật vòi trứng trước khi làm thụ tinh ống nghiệm thì tỷ lệ TNTC tăng 3,6 lần.

Tỷ lệ chị em bị viêm nhiễm vòi trứng rất thường gặp, và là một trong những nguyên nhân chính đưa đến chỉ định của các trường hợp làm thụ tinh ống nghiệm. Do vậy, các bác sĩ cho rằng cần quan tâm đến chẩn đoán phân biệt TNTC đối với các trường hợp có thai sau điều trị hiếm muộn vô sinh, mà nguyên nhân gây vô sinh có liên quan đến vòi trứng.

Thanh Tùng

>> Những vấn đề cần biết về thụ tinh trong ống nghiệm
>> Chế độ ăn giúp thụ tinh trong ống nghiệm thành công
>> Thụ tinh trong ống nghiệm: Một vẫn tốt hơn hai
>> Hiếm muộn từ nam giới
>> Hiếm muộn dễ khiến phụ nữ mắc chứng tâm thần
>> Thức ăn nhanh có thể gây hiếm muộn
>> Hiếm muộn do không có tinh trùng
>> Thêm tin vui cho người hiếm muộn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.