Trong nhiều thập niên qua, những người đứng đầu Nhà Trắng luôn tìm cách để Mỹ trở thành quốc gia độc lập về năng lượng. Tuy nhiên, trong khi nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa hoàn toàn đạt được mục tiêu mà chính quyền tiền nhiệm đưa ra, Tổng thống Trump lại tuyên bố một tham vọng khác lớn lao hơn đó là “thống trị năng lượng”, nhằm tạo ra bước đột phá so với thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Trong bài phát biểu tại “Tuần lễ Năng lượng” diễn ra tuần qua, Tổng thống Trump cho rằng ngành năng lượng Mỹ đang ở trong một “kỷ nguyên vàng” khi đã khẳng định được năng lực thông qua việc phát triển khí đốt tự nhiên, than đá và xuất khẩu dầu mỏ, đặc biệt là nỗ lực để xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang thị trường châu Âu.
Song mặc cho chính quyền Trump cố gắng để phân biệt mình với chính quyền Obama bằng cách gửi đi những thông điệp có phần gay gắt hơn, nhưng về cơ bản, độc lập năng lượng và thống trị năng lượng vẫn không cho thấy sự khác biệt.
“Điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất ở đây so với người tiền nhiệm đó là chính quyền mới của ông Trump thoải mái hơn khi đứng lên khẳng định rằng: Chúng tôi là nhà sản xuất năng lượng lớn và chúng tôi cảm thấy tốt về điều đó. Tuy nhiên, đó là do sản xuất nhiên liệu hóa thạch đá phiến may mắn bùng nổ, chứ không phải là do ngành công nghiệp than được khôi phục hay sản lượng dầu khí tăng lên kỷ lục, những điểm nhấn vốn là lời hứa cốt lõi trong chiến dịch tranh cử của ông Trump”, Tim Boersma, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Năng lượng toàn cầu của Đại học Columbia nói với CNBC.
tin liên quan
Khí đốt Mỹ khó vượt Nga ở thị trường châu ÂuMặc cho nhiều nỗ lực được đưa ra, nhưng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)
của Mỹ sẽ khó có thể vượt qua nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sang thị
trường châu Âu.
Theo CNBC, ông Perry còn cho biết cựu Tổng thống Obama trước đây đã đưa ra “các cuộc phong tỏa quan liêu” nhằm tạo đà cho ngành năng lượng Mỹ phát triển. Cụ thể, chính quyền Obama đã cố gắng điều tiết lượng phát thải khí nhà kính, hạn chế đưa ra các hợp đồng cho phép khai thác than nội địa và thu hẹp quy mô đấu giá giàn khoan ngoài khơi kể từ sau vụ tràn dầu Deepwater Horizon năm 2010.
Ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ cũng đã bùng nổ mạnh mẽ dưới thời ông Obama, khi cựu Tổng thống bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu thô của Mỹ vào năm 2015, mở đường cho việc tăng sản lượng hàng xuất khẩu cho đến khi cuộc suy thoái giá dầu kéo dài dẫn đến tình trạng sa thải hàng loạt. Theo một phân tích của các luật sư tại Hogan Lovells và cố vấn Bộ Năng lượng Mỹ Mary Anne Sullivan, ông Obama cũng đã từng phải đối mặt với chỉ trích về việc trì hoãn trước khi phê chuẩn 24 giấy phép xuất khẩu LNG. Điều này cho thấy chính sách xuất khẩu LNG về cơ bản không thay đổi giữa các chính quyền.
Jonathan Elkind, cựu trợ lý về các vấn đề quốc tế tại Bộ Năng lượng dười thời ông Obama, lo ngại rằng Nhà Trắng đang gặp vấn đề với “sự thống trị”. Thứ nhất, để giữ cho ngành năng lượng phát triển, chính phủ cần đầu tư vào công nghệ mới chứ không phải đi theo hướng ngược lại là cắt giảm ngân sách nghiên cứu. Thứ hai, “chính những khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ năng lượng của Mỹ đều không tìm cách thống trị, thay vào đó họ tìm kiếm sự hợp tác”, ông Elkind nói.
Tuy nhiên, những gì chính quyền mới đang thực hiện không những không có bước đột phá so với các chính sách cũ, mà còn thay đổi mối quan hệ đối tác, đặc biệt khi Tổng thống Trump tuyên bố rút ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và loại bỏ cam kết của Mỹ trong việc tăng gấp đôi chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển năng lượng sạch, cả hai vốn đều là sáng kiến của người tiền nhiệm Obama.
tin liên quan
Vì sao Mỹ 'bất lực' trước Nga ở thị trường khí đốt châu Âu?Mỹ có thể bắt đầu cuộc chiến năng lượng với Nga tại thị trường châu Âu, nhưng sẽ khó có thể giành chiến thắng.
Bình luận (0)