Werner Mauss đã được giới chức tình báo Đức ví von với hình tượng điệp viên tài hoa James Bond, nhưng hiện ông đang đối mặt tù tội vì cáo buộc trốn thuế.
Trong thế giới tình báo, Werner Mauss được gọi bằng mật danh “M” hay “Người đàn ông 9 ngón” vì mất ngón trỏ ở bàn tay trái. Hàng xóm láng giềng chỉ biết đến ông qua cái tên “Richard Nelson”, còn tên đăng ký tài khoản ngân hàng chỉ biết lại là “Claus Möllner”. Trong khi đó, đối với giới tình báo và chính phủ Đức thì Mauss chính là 007 của nước này.
Theo tờ The Guardian, với 30 năm lăn lộn trong ngành, Mauss có sự nghiệp sôi động và kịch tính không thua kém chàng điệp viên hào hoa trên màn bạc. Ông thường xuyên thay tên đổi họ, đi lại bằng chuyên cơ riêng, di chuyển như con thoi giữa các băng nhóm tội phạm, cài bẫy những kẻ buôn ma túy, thu hồi tài sản bị đánh cắp và thương lượng với các tay súng nổi dậy để cứu con tin.
Giờ đây, cựu điệp viên 77 tuổi lại phải đứng trước vành móng ngựa vì cáo buộc trốn thuế với số tiền lên đến 14 triệu euro (khoảng 15 triệu USD). Phiên xét xử cuối cùng đã được mở tại thành phố Bochum hôm 18.9. Theo The Guardian, nếu bị tuyên có tội, Mauss có thể lãnh án 6 năm và 3 tháng tù giam.
Phía sau những hình ảnh tươi mát trên tạp chí Playboy là những nhận định, phân tích chính trị rất sâu sắc phản ánh tư tưởng của nhà sáng lập Hugh Hefner.
Điệp viên bậc thầy
Sinh năm 1940 tại thành phố Essen, miền tây nước Đức, Mauss khởi nghiệp bằng nghề thám tử tư. Ban đầu, ông chỉ tìm được đơn đặt hàng từ những quý bà muốn theo dõi chồng “lăng nhăng” hoặc điều tra các vụ lừa đảo bảo hiểm. Với bản tính táo bạo và ưa mạo hiểm, Mauss không bằng lòng chôn chân với những hợp đồng “cò con”. Ông quyết định tự theo dõi các băng nhóm tội phạm. Nhờ tài đóng kịch và khả năng thuyết phục bậc thầy, Mauss giả làm tay buôn chuyên mua bán xe hơi, áo lông hoặc đồ trang sức bị đánh cắp. Khi được bọn tội phạm tin tưởng tiết lộ chi tiết về vụ trộm tiếp theo, ông bí mật báo cảnh sát để lãnh thưởng.
Điệp viên Werner Mauss tại phiên tòa ở Bochum Ảnh: AFP
Nhìn ra tài năng của Mauss, giới chức cảnh sát địa phương cho ông tham dự các khóa huấn luyện về tội phạm học, luật hình sự, phương pháp lập kế hoạch… Năm 1969, Mauss lần đầu tiên nhận lệnh thực hiện nhiệm vụ từ Cơ quan Chống tội phạm liên bang Đức (BKA). Trang Werner-mauss.com dẫn lời ông Horst Herold, Giám đốc của BKA lúc bấy giờ gọi Mauss là “vũ khí bí mật của tôi”.
Với sự hỗ trợ đắc lực của Mauss, BKA đã truy bắt được hàng loạt tên tội phạm khét tiếng. Chiến công nối tiếp chiến công, theo cuốn tiểu sử do cựu Tổng biên tập tờ Der Spiegel Stefan Aust chấp bút, “007” đã giúp bắt giữ không dưới 162 kẻ buôn lậu kim cương, trộm cắp và buôn bán ma túy, góp công triệt phá hơn 100 băng nhóm.
Năm 1976, ông trực tiếp theo dõi và bắt giữ một thành viên của nhóm vũ trang cực đoan Baader-Meinhof đào tẩu sang Hy Lạp. Năm 1983, sau vụ 41 thùng chất thải độc hại “bốc hơi” trong quá trình vận chuyển, Mauss lại được giao nhiệm vụ và ông nhanh chóng lần ra số hàng ở một trang trại miền bắc Pháp.
(TNTS) Cuộc đào tẩu thành công ngoạn mục lần thứ 2 của tên tội phạm bị truy tìm gắt gao nhất thế giới khiến giới chức Mexico một lần nữa muối mặt.
Ngồi tù ở Colombia
Hoạt động điệp viên của Mauss cũng đã gây ra nhiều tranh cãi và nghi vấn. Trong đó, đình đám nhất chính là cuộc giải cứu con tin ở Colombia năm 1996. Theo tờ The New York Times, con tin là bà Brigitte Schoene, vợ của Ulrich Schoene - từng đứng đầu chi nhánh tại Colombia của tập đoàn hóa chất Đức BASF. Bà này bị các tay súng ELN bắt cóc tối 14.8.1996. Sau quá trình thương thảo với Mauss, ELN đồng ý thả con tin nhưng cả ông lẫn bà Schoene bất ngờ bị cảnh sát Colombia giữ lại tại phi trường vì sử dụng hộ chiếu giả. Không lâu sau đó, Ulrich Schoene cáo buộc Mauss câu kết với ELN bắt cóc vợ mình vì có nhân chứng cho hay đã nhìn thấy xe hơi của ông xuất hiện gần hiện trường. Thế là điệp viên Đức bị tạm giam để điều tra về các cáo buộc sử dụng giấy tờ giả và bắt cóc tống tiền. Vụ việc khiến quan hệ Đức -Colombia trở nên căng thẳng. Cuối cùng, Mauss được tuyên bố vô tội và trả tự do sau 9 tháng ngồi tù. Với sức ép ngoại giao, tòa án Colombia cũng phán quyết vụ bắt giữ ông là bất hợp pháp.
Trong thập niên 1980 - 1990, Mauss mở rộng phạm vi hoạt động ra nhiều nước. Ông tham gia thương lượng với lực lượng Hezbollah để giải thoát cho các doanh nhân bị bắt cóc ở Li Băng cũng như từng đi bộ băng rừng để đàm phán trả tự do cho một công dân Đức lọt vào tay nhóm du kích Quân giải phóng quốc gia (ELN) ở Colombia năm 1996.
Cuộc sống đế vương
Ngoài sự nghiệp tình báo, Mauss còn nổi tiếng với cuộc sống như một ông hoàng trong khuôn viên rộng 40.000 ha tại vùng Hunsrück, tây nam nước Đức. Theo tờ The Guardian, ông sở hữu bộ sưu tập đồng hồ Thụy Sĩ siêu sang, thường mặc áo khoác lông thú và chỉ chạy các siêu xe Porsche và Jaguars.
Đối với những chuyến bay xa đến nhiều nơi trên thế giới để hoạt động tình báo, ông dùng chuyên cơ Cessna 172, cất cánh từ sân bay riêng trong dinh thự rộng lớn của mình.
Tờ báo Đức Rhein-Zeitung từng gọi khu dinh thự là “lâu đài Thế giới Disney” với những con thú quý hiếm, rạp phim và cả trường đua cá nhân thuộc hàng lớn nhất nước Đức.
Lâu nay, cũng đã xuất hiện lời ra tiếng vào về nguồn gốc khối tài sản nói trên nhưng do tính nhạy cảm trong công việc của Mauss nên chưa có cuộc điều tra công khai nào được tiến hành. Tuy nhiên, giọt nước tràn ly là sự xuất hiện của Hồ sơ Panama hồi năm ngoái, tiết lộ tài khoản bí mật tại các thiên đường thuế của hàng loạt chính khách, nhân vật nổi tiếng trên thế giới.
Tên Mauss cũng xuất hiện cùng 2 tài khoản tại Luxembourg và quần đảo Bahamas với tổng giá trị lên đến hơn 50 triệu USD. Ông bị cáo buộc trốn thuế 14 triệu USD trong giai đoạn 2002 -2012 liên quan đến 2 tài khoản này.
Một đại diện Ngân hàng UBS cho các nhà điều tra hay “siêu điệp viên” thường xuyên sang Luxembourg để rút tiền mặt, “khoảng 300.000 euro mỗi tháng”.
(TNO) Tháng 11.2009, Liên Hiệp Quốc tuyên bố lấy ngày 18.7 hằng năm là Ngày Quốc tế Nelson Mandela (Nelson Mandela International Day) để ghi nhận những cống hiến của cố Tổng thống Nam Phi cho nhân loại, tự do và chính nghĩa.
Trong khi đó, Mauss tuyên bố ông không phải đóng thuế vì tiền trong tài khoản “là quỹ tín thác do các cơ quan tình báo phương Tây lập ra để hỗ trợ ông trong cuộc chiến bí mật chống tội phạm và khủng bố”. Trong các phiên xét xử kéo dài một năm qua tại tòa án ở TP.Bochum, Mauss nói ông đã tham gia nhiều chiến dịch ở Iraq, Israel, Myanmar và Thái Lan, thậm chí chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ông còn khoe từng góp công phá âm mưu đầu độc Giáo hoàng danh dự Benedict XVI của mafia Ý.
Theo “James Bond”, giới chức các nước từng cam kết “toàn bộ tiền trong tài khoản sẽ được dùng để lập Bảo tàng Werner Mauss sau khi ông qua đời”. Tuy nhiên, đến nay, giới hữu trách từ chối bình luận về những tuyên bố trên. Mauss từng khẳng định sẽ nhờ nhiều quan chức cấp cao ra làm chứng cho mình, nhưng điều này chưa bao giờ diễn ra.
Bình luận (0)