Nếu vào năm 2000, chỉ có khoảng vài chục mặt hàng thì hiện con số sản phẩm đang lưu hành cả nhập khẩu và sản xuất trong nước là hơn 10.000, với hơn 4.000 cơ sở sản xuất kinh doanh.
tin liên quan
Bắt giám đốc công ty cung cấp tro làm thực phẩm chức năng giảPhải thắng thắn nhìn nhận trước đây chúng ta đã quá dễ dãi khi đánh đồng TPCN với các thực phẩm thông thường về điều kiện sản xuất kinh doanh. Theo đánh giá của Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế, trong số hơn 4.000 cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, TPCN chỉ có khoảng 300 (chưa đến 10%) là đủ điều kiện sản xuất. Đối với TPCN nhập khẩu, tình hình cũng không khả quan hơn vì kiểm tra nguồn gốc xuất xứ điều kiện sản xuất chỉ trên giấy tờ, chưa kể việc trà trộn của hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Lẽ ra, việc kiểm soát chất lượng TPCN bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật phải được đặt ra từ lâu chứ không phải đợi đến Nghị định 15 (tháng 2.2018) khi tình hình đã rất phức tạp. Thực tế, quy định áp dụng tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices - Thực hành tốt sản xuất) của Bộ Y tế đã gia hạn, lùi thời điểm áp dụng nhiều lần, là một trong những nguyên nhân dẫn đến thị trường chưa được kiểm soát tốt. Vì vậy, đã đến lúc phải siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật của TPCN cả nhập khẩu và sản xuất trong nước (cụ thể là phải đạt GMP), song song với kiểm soát về giá cả, chỉ định... để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp muốn hoạt động thì phải tuân thủ các quy chuẩn.
Về lo ngại cho rằng việc “siết chặt” sẽ dẫn đến hệ lụy khủng hoảng thiếu TPCN, khi từ 1.7.2019 có thể có đến gần 90% cơ sở không đạt chuẩn sẽ không được tiếp tục sản xuất, chúng tôi cho rằng thực tế với công suất các nhà máy lớn hiện tại, thị trường sẽ không thiếu nguồn cung, bên cạnh đó chúng ta có thể vận dụng hình thức gia công. Và hơn hết, phải thống nhất quan điểm đặt vấn đề an toàn sức khỏe người dân lên hàng đầu, không thể chấp nhận thỏa hiệp hay du di để những sản phẩm kém chất lượng gây hại người tiêu dùng.
Bình luận