Thấp thỏm điện mặt trời mái nhà

28/12/2020 06:23 GMT+7

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây thông báo dừng tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đấu nối và ký hợp đồng từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà phát triển sau ngày 31.12.

  
Chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời chỉ áp dụng trong giai đoạn ngắn hạn, kế hoạch đứt quãng đang làm khó rất nhiều nhà đầu tư.

Lại dừng mua, chờ quyết định mới

Theo lý giải của EVN, tính đến ngày 25.12, đã có 83.000 công trình điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 4.700 MWp. Tổng sản lượng phát điện lên lưới từ ĐMTMN lũy kế đến nay đã đạt hơn 1,13 tỉ kWh, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia. Có được kết quả này là nhờ chính sách khuyến khích của Chính phủ, đặc biệt là Quyết định số 13 ban hành ngày 6.4 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT tại VN. Tuy nhiên, Quyết định 13 sẽ hết hiệu lực sau ngày 31.12, đến nay chưa có quy định mới và hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công thương.
TS Nguyễn Duy Khiêm cho biết: Đúng là các dự án ĐMT đang quá tải, tập trung tại một vài khu vực, có phát điện cũng không thể truyền tải được nên cần cân nhắc các chính sách khuyến khích về giá để tạm ngưng làn sóng bùng nổ. Bên cạnh đó, tình trạng lợi dụng giá ưu đãi để lắp đặt các hệ thống ĐMT trên đất nông nghiệp theo kiểu ĐMTMN cần kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, ĐMTMN được người dân lắp đặt trực tiếp trên mái nhà, trải khắp cả nước, chỉ cần nối lưới, không cần truyền tải điện, còn góp phần trải đều phân bổ, giảm tải đường dây, nên cần tiếp tục khuyến khích. Do đó, cần có chính sách riêng với cơ chế giá ưu đãi, áp dụng dài hạn để người dân yên tâm phát triển ĐMTMN.
Hiện Cục Điện lực - Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) đang phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu các mô hình, quy mô và giá mua bán điện tương ứng cho từng loại hình ĐMTMN và dự kiến trong quý 1/2021 mới có thể báo cáo Bộ Công thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích loại hình năng lượng này cho giai đoạn tiếp theo.
Điều này đồng nghĩa với việc kể từ 0 giờ ngày 1.1.2021, loại hình và giá mua bán điện đối với ĐMTMN chưa được xác định.
“Trong thời gian chờ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị điện lực trực thuộc sẽ thực hiện chốt danh sách các hệ thống ĐMTMN đã hoàn thành lắp đặt toàn phần hoặc một phần hệ thống vào vận hành thương mại đến thời điểm 24 giờ ngày 31.12. Dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu về đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống này phát triển sau ngày 31.12 cho đến khi có hướng dẫn mới của cơ quan có thẩm quyền”, thông báo của EVN nêu rõ.
Đối với các hệ thống ĐMTMN đưa vào vận hành một phần hệ thống đến thời điểm 24 giờ ngày 31.12, các công ty điện lực sẽ lập biên bản xác nhận với chủ đầu tư về quy mô công suất của phần hệ thống đã đưa vào vận hành.
Đối với các công trình ĐMTMN phát triển sau ngày 31.12, các đơn vị điện lực sẽ không ghi nhận điện năng phát lên lưới và không mua điện khi chưa có quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ.

Nhà điện cũng lúng túng

Đây không phải lần đầu tiên ĐMT nói chung, ĐMTMN nói riêng rơi vào tình cảnh mòn mỏi chờ giá. Trước đó, Quyết định 11/2017 của Thủ tướng Chính phủ cho phép giá điện của các dự án ĐMT được ngành điện mua lại theo giá ưu đãi là 9,35 cent/kWh có hiệu lực từ 1.6.2017 - 30.6.2019. Thế nhưng phải đến gần 1 năm sau, Quyết định 13 mới được ban hành.

Mua bán điện trực tiếp: Ưu tiên doanh nghiệp có cam kết quốc tế dùng năng lượng sạch

Bộ Công thương vừa phát đi văn bản lấy ý kiến các bộ, ngành và doanh nghiệp để chuẩn bị thực hiện cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng (gọi tắt là cơ chế DPPA).
Cơ chế DPPA cho phép khách hàng được đàm phán trực tiếp, thỏa thuận mua bán điện với bên phát điện thông qua ký kết hợp đồng kỳ hạn (10 năm đến 20 năm). Giá, sản lượng sẽ do hai bên trực tiếp thỏa thuận mà không cần qua Tập đoàn điện lực VN (EVN) như hiện nay, nhưng sẽ phải cộng thêm một mức chi phí nhất định trả cho việc truyền tải, điều độ và vận hành hệ thống điện...
DPPA là đề án do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) phối hợp cùng Bộ Công thương thực hiện, kỳ vọng bước vào triển khai thương mại chậm nhất là vào tháng 3.2021. Ông Grayson Heffner, chuyên gia tư vấn của USAID, cho biết định hướng DPPA là hướng đến khách hàng công nghiệp, vì tỷ lệ sử dụng điện lớn và quan trọng hơn, đây là các doanh nghiệp có những mục tiêu mang tính phát triển xanh, bền vững hoặc là các nhà thầu phụ cho các tập đoàn lớn - họ cũng buộc phải có các cam kết về sử dụng năng lượng tái tạo. Đề án từng nghiên cứu 1.174 khách hàng sử dụng điện lớn và nhóm tư vấn đã lọc ra khoảng 200 khách hàng có mức tiêu thụ điện năng lớn có nguyện vọng đăng ký mua điện của chương trình thí điểm và hầu hết đây đều là các tập đoàn đa quốc gia như Heineken, Nike, H&M, Unilever...
Chí Hiếu
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN, cho biết cũng giống như khi chờ đợi chính sách sau Quyết định 11, việc chưa có quyết định mới về giá ĐMTMN sau ngày 31.12 khiến EVN lúng túng, không đủ cơ sở pháp lý để ký hợp đồng mua bán điện với người dân và doanh nghiệp muốn đầu tư hệ thống ĐMTMN. Trước đó, trong suốt thời gian chờ giá mới, đối với các hồ sơ đăng ký, EVN phải báo cáo xin hướng dẫn của Bộ Công thương nhưng vẫn phải chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ. “EVN không bị quá tải bất kỳ đường dây và trạm biến áp nào, có thể tiếp nhận tất cả nhu cầu đấu nối, giải tỏa công suất ĐMTMN của khách hàng. Vấn đề duy nhất hiện nay là chính sách. Việc chưa có chính sách tuy không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của EVN nhưng tác động nhiều đến các nhà đầu tư. Không biết giá thế nào, có được bán điện cho nhà nước nữa hay không khiến các nhà đầu tư e ngại”, ông Dũng thông tin.
TS Nguyễn Duy Khiêm (Trường đại học Quy Nhơn), người tham gia lắp đặt nhiều dự án ĐMT lớn và tư vấn lắp đặt ĐMTMN, cho biết hiện nay thị trường ĐMTMN đang chững lại, giống hệt tình trạng khi Quyết định 11 hết hạn mà vẫn chưa có chính sách mới. Giá mua điện từ EVN chưa xác định, chi phí đầu tư hiện nay chưa nắm được, không biết các hãng sản xuất thế nào, giá cả tăng hay giảm nên hầu hết các nhà đầu tư đều khựng lại, cẩn trọng chờ đợi. Trừ số ít hộ gia đình lắp ĐMT với mục đích chính là sử dụng ban ngày, không nghĩ nhiều tới việc thu hồi vốn thì vẫn mạnh dạn đầu tư, còn lại hầu hết nhà đầu tư đều mong muốn bán được điện với giá tốt nhất để rút ngắn thời gian thu hồi vốn.
“Khi tôi đi tư vấn lắp ĐMTMN cho người dân, hầu hết ai cũng nắm rõ lợi ích, tác động tích cực của việc sử dụng năng lượng sạch như ĐMT. Tuy nhiên, điều khiến họ e ngại chính là chính sách về giá. Họ không biết ý nhà nước ra sao, sau 10 - 20 năm nữa liệu có khuyến khích ĐMT hay không vì hiện nay cứ chưa đầy 1 năm lại phải chờ điều chỉnh cơ chế giá. Chính sách thay đổi xoành xoạch làm người dân không yên tâm”, ông Khiêm nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.