Vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai tổ chức hội thảo “Quy hoạch chăn nuôi - thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong quy hoạch ngành chăn nuôi.
tin liên quan
Quảng Ngãi nhân rộng mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kếtSở NN-PTNT Quảng Ngãi hôm qua cho biết để phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, tỉnh đang tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác sản xuất, liên kết sản xuất để chăn nuôi thu được giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2008 - 2010, UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn 8 huyện và thị xã Long Khánh (TP.Biên Hòa, H.Nhơn Trạch không quy hoạch) với 139 vùng, tổng diện tích hơn 15.700 ha. Nhằm mục đích bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai, tránh chồng chéo các quy hoạch khác, để người dân ổn định sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay sau gần 10 năm thực hiện vẫn còn nhiều vùng chưa có hạ tầng, chưa có doanh nghiệp, chủ trang trại đầu tư chăn nuôi. Hiện chỉ có hơn 650 trang trại nằm trong vùng quy hoạch trên tổng số gần 2.300 trang trại thuộc diện quy hoạch (chiếm hơn 28,5%). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai thừa nhận, có nhiều bất cập trong quá trình thực hiện quy hoạch chăn nuôi tập trung khiến quy hoạch chưa phát huy hiệu quả, mặc dù trước khi xây dựng đã tính toán qua.
Còn nhiều bất cập
Tại hội thảo, nhiều đại biểu bày tỏ quan điểm không đồng tình với quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, đồng thời chỉ ra nhiều bất cập còn tồn tại. Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam trình bày: “Việc quy hoạch vùng chăn nuôi, đưa trang trại chăn nuôi tập trung về một chỗ là không phù hợp, việc này đi ngược lại hoàn toàn với xu thế của thế giới. Ở các nước lớn, họ lựa chọn những vùng đất phù hợp về điều kiện tự nhiên và thuận lợi trong khâu xử lý môi trường thì lập trang trại chăn nuôi, chứ không quy hoạch chăn nuôi về một vùng rộng lớn”.
tin liên quan
Loay hoay giải pháp cấm chăn nuôi trong nội đô Nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nhiều năm qua TP.Biên Hòa (Đồng Nai) cố gắng xóa bỏ việc chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn. Tuy nhiên đến nay thành phố vẫn đang loay hoay tìm giải pháp.
Ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai thì cho rằng, nguyên nhân khiến người dân, doanh nghiệp chưa mặn mà vào vùng chăn nuôi lập trang trại vì vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung chưa đồng bộ với vùng an toàn dịch bệnh, nên chưa đảm bảo chăn nuôi an toàn, như vành đai cách ly, khoảng cách giữa các trang trại chưa cụ thể, gây tâm lý lo ngại khi dịch bệnh bùng phát. Ngoài ra, chi phí đầu tư vào vùng chăn nuôi tập trung lại rất cao, khiến người dân e ngại. Từ đó, các đại biểu kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai sớm có những sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình.
Phát biểu tại hội thảo, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh, cho biết mục đích quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung nhằm quản lý chăn nuôi tốt hơn. Nhưng do việc quy hoạch chưa phù hợp nên thời gian qua chưa phát huy được hiệu quả. Ông Chánh đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai sớm có báo cáo đánh giá chính xác nguyên nhân cụ thể, vì sao việc thực hiện chưa hiệu quả. Đồng thời phải xây dựng quy hoạch chung cho ngành chăn nuôi, trong đó phải xử lý triệt để các vướng mắc lâu nay. Xác định rõ đâu là vùng được phép chăn nuôi, đâu là vùng cấm chăn nuôi.
Đất trong vùng quy hoạch tăng giá chóng mặt.
Ông Ngô Thanh Tùng, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Thống Nhất, cho biết nhiều khu đất ở huyện trước khi được quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung giá chưa tới 30 triệu đồng/1.000 m2. Còn bây giờ 400 triệu đồng/1.000 m2 mà còn không bán. Giá đất cao như vậy nên người muốn chăn nuôi cũng khó mà vào được. Ông Tùng đề nghị tỉnh bỏ quy hoạch vùng chăn nuôi, thay vào đó quy định vùng cấm nuôi. Các vùng còn lại, miễn không phải đất lúa là được nuôi. Trước đây tỉnh đã quy định khoảng cách trang trại cách khu dân cư, trường học, bệnh viện rồi, giờ quy định thêm trại cách trại nữa thôi.
|
tin liên quan
Đà Nẵng: Hơn 700 hộ chăn nuôi gia cầm đang điêu đứngTừ nhiều tháng nay, hơn 700 hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang điêu đứng vì không có địa điểm để tiếp tục nghề chăn nuôi, công việc mà bấy lâu nay là nghiệp mưu sinh của họ, mặc dù tình hình dịch cúm trên địa bàn thành phố đã tạm lắng dịu.
Bình luận (0)