Loài chân đốt được đề cập có tên Arthropleura và sống trong rừng già cổ đại gần đường xích đạo cách đây từ 346 đến 290 triệu năm, tức cuối Đại Cổ Sinh.
Trong môi trường khí hậu giàu ôxy vào thời điểm đó, một cá thể Arthropleura có thể đạt được kích thước khổng lồ, với chiều dài 2,6 m và nặng hơn 45 kg.
"Loài Arthropleura được biết đến từ thế kỷ 18…, hơn 100 năm, và chúng ta vẫn chưa phát hiện một cái đầu hoàn chỉnh của nó", theo Live Science dẫn lời tác giả thứ nhất của báo cáo Mickaël Lheritier, nhà cổ sinh vật học của Đại học Claude Bernard Lyon 1 (Pháp).
"Giờ đây, với cái đầu hoàn chỉnh, bạn có thể thấy hàm dưới, mắt và những đặc điểm có thể cho phép chúng ta hiểu được vị trí của loài này trong lịch sử tiến hóa", ông Lheritier cho biết.
Loài chân đốt khổng lồ từ lâu luôn là điều bí ẩn đối với các nhà cổ sinh vật học. Phần thân của Arthropleura giống như một con rết. Tuy nhiên, vì thiếu đầu, các nhà khoa học không thể thiết lập mối quan hệ giữa sinh vật này với các loài chân đốt hiện đại, như loài rết và loài cuốn chiếu.
Trong khi hai loài này có bề ngoài khá tương đồng, trên thực tế tổ tiên của chúng đã tách nhau khoảng 440 triệu năm trước, rất lâu trước khi Arthropleura xuất hiện. Giới cổ sinh vật học chưa rõ liệu Arthropleura là thành viên của nhóm cuốn chiếu hoặc nhóm rết.
Với việc phát hiện cái đầu hoàn chỉnh, bí ẩn về Anthropleura được hóa giải.
Tái sinh virus "xác sống" 50.000 năm dưới hồ băng có đáng lo?
Bình luận (0)